Trong những năm gần đây, số lượng người có nhu cầu học tập, tìm kiếm các trung tâm đào tạo đang ngày càng tăng, cùng với đó là số lượng các trung tâm, trường học ngày càng mở rộng. Điều này cho thấy ngành giáo dục đang từng bước phát triển và dự đoán sẽ là lĩnh vực thu hút nhiều sự đầu tư nhất trong thời gian sắp tới. Với thị trường màu mỡ như này, câu hỏi được các nhà khởi nghiệp đặt ra hàng đầu là: “Cần chuẩn bị gì để kinh doanh giáo dục thành công? Nếu bạn cũng đang có ý tưởng kinh doanh giáo dục, và đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên, thì hãy cùng websitehoctructuyen đi vào chi tiết bài viết sau đây nhé!
Kinh doanh giáo dục là gì?
Kinh doanh giáo dục cũng tương tự như các mô hình kinh doanh khác, nhưng điểm đặc biệt ở đây đó chính là kinh doanh sản phẩm giáo dục sẽ cung cấp cho khách hàng những giá trị về mặt kiến thức và kỹ năng trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Và người khách hàng chủ chốt của các đơn vị kinh doanh ngành giáo dục chính là học viên.
Có thể nói, kinh doanh lĩnh vực giáo dục chính là tạo ra một hệ thống, một môi trường, một dịch vụ mà ở đó học viên sẽ có thể tiếp cận học tập và có được những kiến thức hoặc kỹ năng cần thiết cho nhu cầu, sở thích riêng của họ.
Khác với các phương pháp giáo dục truyền thống, loại hình kinh doanh giáo dục này sẽ sử dụng các khoản đầu tư từ những cá nhân, công ty, hoặc một tổ chức tư nhân, thay vì sử dụng ngân sách của nhà nước. Kể từ đó, điều kiện vật chất phục vụ cho quá trình học tập, “sử dụng dịch vụ giáo dục” của các đơn vị kinh doanh ngành giáo dục được cải thiện rõ rệt, đảm bảo cho người học điều kiện học tập tốt nhất có thể.
Kinh doanh ngành giáo dục trong thị trường ngày nay có tiềm năng không?
Giáo dục là một trong những mối quan tâm và là điều kiện hàng đầu của bất cứ cá nhân trên bất cứ quốc gia nào. Được giáo dục chính là niềm vui và lợi ích lớn nhất của con người, những người được giáo dục luôn là những người rất may mắn. Như vậy, dù là trong quốc gia nào, khu vực nào đi nữa thì tầm quan trọng của giáo dục vẫn luôn được đề cao và chú trọng. Và tất nhiên, kinh doanh giáo dục tại thị trường Việt Nam cũng là một mối quan tâm đầu tư hàng đầu của nhà nước và các doanh nghiệp, tư nhân.
Kinh doanh giáo dục là lĩnh vực có tiềm năng lớn nhất trong thị trường hiện nay, đầu tiên là lượng cung và cầu không cân xứng, cụ thể:
- Các doanh nghiệp càng ngày càng mong muốn tìm kiếm những nhiều nhân tài hơn.
- Nhưng nhiều sinh viên tốt nghiệp và nhiều người lao động vẫn chưa thoả mãn đủ điều kiện của các doanh nghiệp.
Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, 47% chi tiêu của mỗi gia đình Việt Nam đều là đầu tư cho nền giáo dục. Khi giáo dục càng được đầu tư, càng chất lượng thì càng được sự ủng hộ nhiệt tình từ các bậc phụ huynh
Ngoài ra các chương trình đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng ngày nay vẫn chưa đáp ứng đủ các nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động. Đồng thời, mỗi ngày các công nghệ, kỹ thuật ngày càng đổi mới, do đó đòi hỏi những người đang theo đuổi lĩnh vực liên quan phải luôn không ngừng trau dồi.
Có những loại mô hình giáo dục nào?
Hiện nay, có nhiều loại hình thức kinh doanh lĩnh vực giáo dục khác nhau, và mỗi hình thức giáo dục có những đặc điểm riêng biệt phù hợp với các mục tiêu và ngữ cảnh cụ thể. Dưới đây là 6 mô hình kinh doanh giáo dục phổ biến nhất:
Mở trung tâm đào tạo
Kinh doanh giáo dục theo mô hình trung tâm đào tạo (Ngoại ngữ, kỹ năng, chuyên ngành đặc biệt) có lẽ là điều đã quá quen thuộc với chúng ta. Đây là một trong các hình thức kinh doanh ngành giáo dục phổ biến nhất và được nhiều học viên ưu tiên sử dụng.
Đối với trung tâm đào tạo thì các lớp học thường sở hữu lượng học viên khá ít, khoảng 10 – 20 người cho một lớp học, nhằm đảo bảo khả năng tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó, các chương trình giảng dạy cũng được tổ chức hoá, được thiết kế theo chương trình của trung tâm và kết hợp nhiều hoạt động trên lớp.
Hiện nay, có rất nhiều trung tâm đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau, nổi bật nhất chính là thành lập trung tâm Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn), thiết kế, luyện thi, Marketing, lập trình,… Đặc biệt, ở những thành phố lớn thì số lượng lớp học đào tạo chuyên môn này càng nhiều, điển hình là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Mặc dù sự phủ sóng mạnh mẽ đến như vậy, nhưng mỗi trung tâm đều có những ưu điểm riêng và sở hữu một lượng học viên nhất định.
Tuy nhiên, đây cũng là mô hình kinh doanh giáo dục đòi hỏi rất nhiều kinh phí để có thể vận hành trung tâm giáo dục được ổn định nhất. Nếu bạn muốn phát triển trung tâm với thương hiệu cá nhân thì bạn cần phải có các bằng cấp liên quan, cũng như kinh nghiệm giảng dạy, có thành tích nổi bật và có khả năng điều hành trung tâm hiệu quả.
Dạy học bằng cách viết sách
Sách được đánh giá là công cụ truyền tải kiến thức hiệu quả nhất từ xưa đến nay. Nhìn chung, hầu hết mọi cuốn sách đều truyền tải đến cho người đọc một thông điệp, kiến thức, hoặc câu chuyện ý nghĩa.
Thông thường, các quyển sách sẽ được viết để phục vụ nhu cầu học tập, giáo dục của con người thường tập trung vào các chuyên môn nghề nghiệp như thiết kế, Marketing, quản lý doanh nghiệp, hoặc những kỹ năng sống như giao tiếp, quản lý thời gian, lập kế hoạch mở trung tâm,…
Có thể thấy, xu hướng viết sách dạy học sẽ rất phù hợp cho những ai có chuyên môn hoặc có thành thạo những kỹ năng nào đó và muốn giới thiệu, chia sẻ, hướng dẫn cho người đọc. Và đặc biệt, bạn không cần phải có bằng cấp về sư phạm hay chi phí đầu tư, mà bạn chỉ cần biết cách trình bày, phát triển nội dung như thế nào để người đọc có thể hiểu được hết.
Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh với các đầu sách cùng mục đích trên thị trường sẽ không cao, do hầu hết những cuốn sách nổi tiếng về những chủ đề giáo dục đều viết bởi các tác giả nước ngoài. Bên cạnh đó, đa phần sách nước ngoài đều là Ebook trong khi người Việt thì chưa thật sự làm quen được với việc đọc sách thông qua thiết bị điện tử. Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn đầu tư ngành nghề kinh doanh giáo dục này.
Tổ chức workshop, khóa học ngắn hạn
Workshop hay các khóa học ngắn hạn là những buổi thuyết trình, diễn giải liên quan đến một chủ đề có nhiều người quan tâm hoặc giảng dạy một môn chuyên ngành đặc biệt trong một thời gian ngắn. Điều quan trọng nhất trong mô hình workshop, khóa học ngắn hạn này chính là người giảng dạy, chuyên gia truyền đạt phải thật sự có tầm ảnh hưởng và được công nhận về chuyên môn. Đây cũng chính là yếu tố hàng đầu để quyết định sự thành công và thu hút học viên cho hình thức kinh doanh giáo dục này.
Bên cạnh yếu tố nêu trên, để có thể tổ chức các workshop và các khoá học hiệu quả, cũng đòi hỏi bạn phải có một đội ngũ lên kế hoạch, tham gia quản lý, vận hành chương trình diễn ra một cách tốt đẹp, thuận lợi.
Mặc dù các workshop đang được nhiều người quan tâm và có xu hướng phát triển rõ rệt trong vài năm gần đây, tuy nhiên chỉ có một số ít doanh nghiệp đầu tư vào mô hình kinh doanh ngành giáo dục & đào tạo này. Nếu bạn thật sự yêu thích và muốn phát triển mô hình giáo dục này, bạn cần phải dành nhiều thời gian và chi phí đầu tư vào truyền thông, Marketing và đội ngũ tổ chức sự kiện.
Mô hình kinh doanh giáo dục tổ chức hệ thống gia sư online
Gia sư online là một sự cải tiến vượt trội của mô hình gia sư truyền thống. Với kinh doanh giáo dục hình thức gia sư trực tuyến, những phụ huynh có nhu cầu tìm kiếm gia sư cho con cái hoặc các gia sư muốn tìm học viên đều trở nên dễ dàng hơn qua trang web của các trung tâm gia sư.
Hiện nay, có một số trang web gia sư nổi tiếng ở Việt Nam như là blacasa.vn, giasubaochau.net, gia su myteacher.com,… Bên cạnh đó, gia sư có thể tham gia giảng dạy trực tuyến đến các học viên thông qua các phần mềm dạy học trực tuyến như Zalo, Skype, MONA EduCenter, Google meet,… mà không cần phải đến tận nhà.
Để có thể triển khai hình thức đào tạo này, bạn không những cần phải xây dựng một công ty mà còn phải có một hệ thống trang web để kết nối gia sư và học viên. Đồng thời, bạn cũng cần phải có kế hoạch tuyển dụng gia sư, tạo uy tín, xây dựng các chính sách đảm bảo quyền lợi cho nhiều bên liên quan.
Ứng dụng học tập, rèn luyện
Phát triển giáo dục dựa trên nền tảng ứng dụng đang là xu hướng kinh doanh giáo dục rất phổ biến và được rất nhiều sự ủng hộ, đầu tư từ các tổ chức giáo dục trên thế giới. Đây là một mô hình học tập hiện đại, cho phép người dùng có thể tham gia học tập một môn nào đó thông qua các ứng dụng trên điện thoại.
Người dùng có thể tương tác, tiếp thu kiến thức bằng nhiều phương pháp như đọc, nghe, chơi game, hoặc giao tiếp với các chuyên gia trên ứng dụng,… tuỳ vào từng mục đích và hoạt động của từng ứng dụng. Tại Việt Nam có thể kể đến 2 start-up ứng dụng học tập nổi tiếng đó chính là Gotit và Elsa.
Nhìn chung, phát triển ứng dụng hỗ trợ học tập là mô hình có nhiều triển vọng do mang đến phương pháp học tập hiện đại. Tuy nhiên, để thật sự có thể phát triển một ứng dụng giáo dục hoàn chỉnh và có sức cạnh tranh thì đòi hỏi bạn phải có những ý tưởng triển khai mô hình cực kỳ sáng tạo, và thuê được những chuyên gia thiết kế, lập trình phần mềm chuyên nghiệp và hiện đại.
Nhượng quyền kinh doanh giáo dục
Thay vì bạn mở hẳn một loại hình giáo dục nào đó, thì nhượng quyền kinh doanh sản phẩm giáo dục nghĩa là bạn sẽ sử dụng các phương pháp đào tạo dưới tên thương hiệu của bên đã sáng tạo và thành lập ra mô hình giáo dục đó.
Ví dụ như: Mô hình giảng dạy tiếng Anh ở Hàn Quốc rất sáng tạo, hiệu quả và hiện đại. Do đó các trung tâm Ngoại ngữ ở Việt Nam có thể mua lại bản quyền và áp dụng các phương pháp này vào trong chương trình đào tạo của trung tâm.
Tuy nhiên, do các phương pháp giáo dục ở nước ta hiện nay vẫn chưa thật sự nổi bật và chất lượng, vì vậy mà các mô hình nhượng quyền giáo dục đang được nhiều trung tâm lựa chọn triển khai.
Điều kiện lớn nhất để có thể triển khai mô hình kinh doanh lĩnh vực giáo dục bằng cách nhượng quyền này đó chính là phải có thật nhiều vốn. Vì mô hình này được xây dựng hầu hết bởi các tổ chức nước ngoài, nên chi phí nhượng quyền sẽ rất đắt đỏ. Tuy nhiên, bù lại bạn sẽ tiết kiệm được các chi phí truyền thông, xây dựng thương hiệu,…
Cần chuẩn bị gì để có thể thành công trong lĩnh vực giáo dục?
Nắm bắt thị trường
Đầu tiên, nếu bạn có kế hoạch khởi nghiệp lĩnh vực nào thì phải nắm vững thị trường của lĩnh vực đó. Điểm đặc biệt của thị trường giáo dục so với các thị trường khác đó chính là nguồn khách hàng không bao giờ giảm. Mỗi năm có tới hàng trăm, hàng ngàn người phát sinh nhu cầu được học tập ở một khía cạnh mới.
Và khi môi trường và cuộc sống ngày càng phát triển, thì nhu cầu của khách hàng càng mới mẻ và đa dạng hơn. Chính vì vậy, các nhà khởi nghiệp kinh doanh giáo dục cần xác định được phân khúc thị trường, xác định được khách hàng mục tiêu. Đồng thời luôn không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, tạo sự khác biệt trong mô hình giáo dục với những đối thủ khác.
Đảm bảo rõ ràng các vấn đề pháp lý
Giáo dục là một trong những lĩnh vực đặc trưng đòi hỏi các vấn đề pháp lý phải rõ ràng. Dù bạn đã có thật nhiều vốn, có nhiều ý tưởng khởi nghiệp giáo dục như thế nào đi nữa nhưng nếu bạn không có giấy tờ xác thực, các công nhận hợp pháp thì bạn sẽ rất khó khởi nghiệp mô hình của mình.
Chính vì vậy, bạn cần phải đảm bảo về giấy phép kinh doanh giáo dục cho trung tâm của mình. Tiêu biểu là những hồ sơ pháp lý liên quan đến lĩnh vực giáo dục như là xây dựng hệ thống giáo dục, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, các chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền,…
Xây dựng kế hoạch, chiến lược truyền thông mạnh mẽ
Để hình thức kinh doanh giáo dục đạt hiệu quả sẽ rất khó khăn đối với những nhà khởi nghiệp, vì hầu hết khách hàng của lĩnh vực này đều tin tưởng những trung tâm, tổ chức giáo dục có uy tín, có tên tuổi trên thị trường trong nhiều năm. Do đó, việc xây dựng các kế hoạch truyền thông, chiến lược Marketing giáo dục là điều rất cần thiết ở ngay từ thời điểm khởi nghiệp.
Bạn cần phải lựa chọn thời điểm xuất hiện đúng lúc, lựa phương pháp quảng bá phù hợp, triển khai những kế hoạch xây dựng hình ảnh, tận dụng những cơ hội để có thể giới thiệu thương hiệu,…thì mới có thể thu hút và tạo niềm tin cho khách hàng.
Một trong những giải pháp truyền thông tốt nhất là Marketing online, thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo trực tuyến cùng một lúc để đẩy mạnh thương hiệu, tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên, trước khi triển khai quảng cáo thì bạn nên cần nhắc việc xây dựng trang web trước, đảm bảo rằng bạn đã thiết kế web học trực tuyến chuyên nghiệp và đủ thu hút học viên.
Không ngừng sáng tạo, cải thiện chất lượng đào tạo
Hiện nay, nhu cầu tiếp thu đa dạng kiến thức ngày càng tăng, do đó rất nhiều nhà khởi nghiệp ưu tiên lựa chọn triển khai mô hình kinh doanh ngành giáo dục này. Vì vậy, để có thể kinh doanh hiệu quả mô hình giáo dục này, bạn cần nghiên cứu và tìm kiếm các phương pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh như:
- Mở rộng thị trường với đa dạng đối tượng mục tiêu: trẻ em, thanh niên, học sinh – sinh viên, người đi làm, công chức,…
- Triển khai phát triển mô hình cá nhân hóa, hướng đến giải quyết nhu cầu cho từng nhóm đối tượng
- Phát triển xu hướng xã hội hoá, tạo liên kết giữa nhiều trung tâm với các doanh nghiệp nhằm thực hiện các chương trình đào tạo chuyên sâu.
Sở hữu đội ngũ cán bộ, giảng viên chất lượng
Đội ngũ giảng viên chính là yếu tố nòng cốt để quyết định uy tín, cũng như sự thành công của một đơn vị kinh doanh lĩnh vực giáo dục đào tạo. Các cán bộ, giảng viên cần phải đảm bảo về phẩm chất, chuyên môn, năng lực giảng dạy phù hợp. Ở các trường học truyền thống, học viên không thể lựa chọn giảng viên. Nhưng với mô hình kinh doanh giáo dục, điều này có thể dễ dàng và linh hoạt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho cả học viên và giáo viên.
Ứng dụng công nghệ trong quản lý để nâng cao chất lượng giảng dạy
Điều cuối cùng và quan trọng nhất để hình thức kinh doanh ngành giáo dục đạt được nhiều thành công chính là các nhà khởi nghiệp cần áp dụng những ứng dụng công nghệ trong quản lý và vận hành việc kinh doanh giáo dục, điển hình là phần mềm quản lý thông tin, phần mềm quản lý giáo dục chuyên nghiệp,…
Bởi khi bắt đầu kinh doanh giáo dục, chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý hàng tá các thông tin và dữ liệu như hồ sơ giảng viên – học viên, lịch học, lịch tổ chức lớp học, học phí, lương/thưởng của giảng viên,… Lúc này, các phần mềm, dịch vụ hỗ trợ giáo dục sẽ là giải pháp số hóa các quy trình này, đem đến cho bạn một quy trình quản lý hiệu quả và tối ưu nhất!
MONA EduCenter là một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao hiện nay. Ứng dụng này được viết bới công ty phần mềm MONA Software có hơn 8+ năm kinh nghiệm phát triển các ứng dụng trên đa dạng mọi lĩnh vực như: phần mềm quản lý trung tâm Ngoại ngữ, phần mềm quản lý đào tạo nội bộ, ứng dụng quản lý trung tâm tư vấn du học,… Những ưu điểm của phần mềm MONA EduCenter đó là:
Với bộ tính năng ưu việt này, phần mềm quản lý trung tâm giáo dục MONA EduCenter sẽ giúp các đơn vị kinh doanh giáo dục, các trung tâm giải quyết tất cả các vấn đề về nghiệp vụ quản lý và đáp ứng 3 tiêu chí quan trọng là: Quản lý về tài chính, Tăng doanh thu và Nâng cao hình ảnh cho các trung tâm, trường học hiện nay. MONA EduCenter đã và đang là đối tác uy tín của hơn 200 đơn vị giáo dục trong và ngoài nước hiện nay! Bạn còn chần chừ gì mà không LIÊN HỆ NGAY với MONA qua Hotline 1900 636 648 để được tư vấn chi tiết và nâng tầm cho trung tâm của mình! |
Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu được phần nào về những tính chất trong kinh doanh giáo dục, đồng thời nắm bắt được những yếu tố quan trọng nhất để có thể chuẩn bị cho một kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh sản phẩm giáo dục thành công. Ngoài ra, nếu bạn đang cần tư vấn về giải pháp phát triển các mô hình kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục., hay cần tư vấn về các phần mềm, dịch vụ hỗ trợ giáo dục, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900 636 648 nhé!