Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Công nghệ thông tin đã và đang được xem là một yếu tố quan trọng, được Bộ Giáo Dục và Đào tạo đẩy mạnh ứng dụng, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành giáo dục. Từ đó tạo ra những kết nối hiệu quả giữa học sinh, sinh viên với đội ngũ giảng viên. Bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có lợi ích gì và những ứng dụng thực tế của công nghệ trong giảng dạy nhé!

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là gì?

Ứng dụng công nghệ trong dạy học là việc sử dụng các trang thiết bị có kết nối internet nhằm cải thiện quá trình dạy và học, mang lại lợi ích cho cả giáo viên và học sinh. Ngoài ra, ứng dụng CNTT trong dạy học còn được thể hiện bằng việc áp dụng các công cụ hỗ trợ thiết kế bài giảng như: Word, Excel. Powerpoint,…

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là gì?

Mục đích chính của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là cải thiện và nâng cao quá trình giảng dạy và học tập thông qua sự tích hợp và tận dụng các công nghệ số.

  • Giúp giáo viên dễ dàng trình bày nội dung đào tạo một cách sinh động và tương tác, tạo ra môi trường học tập sôi động và hấp dẫn.
  • Tạo ra không gian cho học sinh học tập linh hoạt, phát triển các kỹ năng cần thiết. Đồng thời giúp học viên có thể học bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào.

Thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hiện nay, toàn ngành giáo dục đã xác định ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là 1 trong 9 nhóm nhiệm vụ triển khai trọng tâm, dựa trên Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.

Những thành tích mà nghị quyết đạt được bao gồm:

  • Giáo viên toàn ngành là đối tượng được huy động tham gia, đóng góp, chia sẻ học liệu vào kho học liệu số của toàn ngành.
  • Đóng góp hàng nghìn bài giảng điện tử E-learning có chất lượng.
  • Kho luận văn tiến sĩ với gần 7000 luận văn.
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm với trên 31000 câu hỏi về đủ mọi môn học, ngành nghề.

Thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học hiện nay được chia thành 4 cấp độ như sau:

  • Mức độ 1 – cơ bản: Sử dụng công nghệ thông tin vào mục đích sưu tầm tài liệu, in soạn giáo án,…
  • Mức độ 2: Sử dụng công nghệ thông tin bằng việc dùng slide, tivi kết hợp với việc ghi chếp trên bảng đen truyền thống.
  • Mức độ 3: Người dạy sử dụng công cụ hỗ trợ xuyên suốt buổi học bằng máy chiếu.
  • Mức độ 4: Ứng dụng công nghệ vào toàn bộ hoạt động dạy và học, tài liệu được cung cấp thông qua các ứng dụng hỗ trợ.

Vì sao phải ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học?

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học giúp nâng cao chất lượng giáo dục và tạo ra môi trường học tập hiện đại.

Vì sao phải ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học?

Đổi mới phương thức dạy học

Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam còn theo lối mòn cũ: 1 thầy – 1 trò. Điều này dẫn đến một số hạn chế trong hoạt động giảng dạy, cụ thể:

  • Học sinh bị thụ động trong học tập, không phát huy tính sáng tạo.
  • Tình trạng học sinh lười biếng trong tìm hiểu những kiến thức mới, chán nản lười học.
  • Giáo viên không đổi mới phương pháp giảng dạy, buổi học trở nên nhòm chán.
  • Chất lượng học tập không mang lại được hiểu quả như mong muốn.

Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã mở ra nhiều cơ hội mới 2 chiều cho cả giáo viên và học viên để áp dụng các phương pháp dạy học sáng tạo và tăng sự tương tác. Việc sử dụng video, trình chiếu bài giảng đa phương tiện,… sẽ giúp học viên hiểu bài một cách nhanh chóng hơn.

Dễ dàng thích nghi với các biến động

Sử dụng công nghệ thông tin giúp hệ thống giáo dục dễ dàng thích nghi với các biến động, như thời kỳ dịch bệnh. Hình thức đào tạo từ xa cung cấp giải pháp linh hoạt và an toàn khi cần thiết, giúp cả người dạy và người học không bị ngắt quãng trong quá trình truyền tải – tiếp thu những kiến thức mới..

* Ví dụ thực tế: Thời kỳ dịch bệnh Covid-19

Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy được áp dụng mạnh mẽ tại các trường học, cơ sở giáo dục. Theo đó, hình thức dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa được giáo viên – học sinh sử dụng hiệu quả thông qua các nền tảng số.

Và thời đại 4.0 phát triển như hiện nay, Việt Nam cũng đang dần ứng dụng các công nghệ số vào trong ngành giáo dục. Khuyến khích giáo viên – phụ huynh – học sinh chuyển hướng sử dụng các nền tảng công nghệ số như laptop, điện thoại di động, ứng dụng kết nối internte,… Với hiệu quả này, mô hình giáo dục truyền thống sẽ dần được thay thể để tạo ra môi trường học tập linh hoạt và hiệu quả nhất.

Ưu điểm và Nhược điểm của công nghệ thông tin trong dạy học

Nắm rõ những ưu điểm – nhược điểm của việc ứng dụng CNTT trong dạy và học sẽ giúp giáo viên nâng cao tinh thần sáng tạo nội dung, khắc phục những vấn đề còn hạn chế trong việc áp dụng hình thức giảng dạy này.

Ưu điểm và Nhược điểm của công nghệ thông tin trong dạy học

Ưu điểm

  • Tạo ra môi trường học tập tương tác, thúc đẩy sự tham gia của học viên thông qua các ứng dụng, diễn đàn trực tuyến, và các công cụ tương tác khác.
  • Công nghệ giúp mở rộng quy mô giáo dục và cung cấp nguồn kiến thức đa dạng thông qua internet, giúp học viên tiếp cận thông tin từ khắp nơi trên thế giới.
  • Ứng dụng công nghệ trong dạy học giúp giáo viên tạo ra bài giảng sinh động và tương tác, cung cấp phương tiện trực quan và thú vị để truyền đạt kiến thức.
  • Cung cấp khả năng tiếp cận các nguồn kiến thức đa dạng và giúp học viên tự chủ trong quá trình học tập.
  • Ứng dụng CNTT giúp tự động hóa quá trình đánh giá và theo dõi tiến trình học tập, cung cấp phản hồi nhanh chóng và chi tiết.

Nhược điểm

  • Tạo ra một khoảng cách giữa những người có khả năng tiếp cận công nghệ và những người không có. (Những giáo viên lớn tuổi sẽ khó tiếp cận nền tảng công nghệ số).
  • Nhiều địa phương chưa có đủ ngân sách để triển khai việc tiếp cận công nghệ thông tin.
  • Mặc dù có tương tác trực tuyến, nhưng có thể thiếu đi tương tác cá nhân mà giảng dạy truyền thống mang lại.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có thể làm tăng nguy cơ mất chủ quan trong việc đánh giá, đặc biệt là trong việc đánh giá các kỹ năng mềm và sự sáng tạo.
  • Người học chưa tiếp cận công nghệ bao giờ sẽ cần nhiều thời gian trong việc sử dụng nó.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy mang lại lợi ích gì?

Việc tích hợp công nghệ thông tin trong giảng dạy mang lại những lợi ích to lớn về tính hiệu quả, sự linh hoạt, và cơ hội mở rộng cho quá trình học tập.

Hỗ trợ người dạy trong việc tạo bài giảng và dạy học

Hỗ trợ người dạy trong việc tạo bài giảng và dạy học

Ứng dụng CNTT vào giáo dục giúp mở ra kho tàng kiến thức phong phú cho cả người dạy và người học. Sử dụng công cụ hỗ trợ soạn giảng giúp giáo viên dễ dàng tạo ra bài giảng điện tử sinh động và lưu trữ trên Ebook, thư viện trực tuyến của website,…

Các phần mềm soạn bài giảng online này còn cung cấp những phương tiện trực quan và thú vị để truyền tải kiến thức đến cho học viên. Theo đó, giáo viên cũng có thể dễ dàng điều chỉnh các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, giúp các bạn dễ dàng hiểu và tiếp thu bài giảng.

Thích nghi với ứng dụng công nghệ số

Việc học sinh được tiếp cận với những ứng dụng công nghệ thông tin từ sớm sẽ giúp các em dễ thích nghi và hiểu rõ những giá trị mà việc đổi mới phương pháp này mang lại. Và đây cũng chính là những mầm non chinh phục những công nghệ số hiện đại hơn trong tương lai.

Ngoài ra, tiếp cận nền tảng số từ sớm cũng chính là điều kiện để giúp các em nâng cao sự sáng tạo, tăng tư duy về phán đoán, phán tích,… Đồng thời cũng tạo điều kiện cho sự đổi mới trong hoạt động giảng dạy của giáo viên.

Mở các lớp học online

Lợi ích của ứng dụng CNTT trong dạy học là hỗ trợ mở các lớp dạy học online

Nhờ vào độ hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, giáo viên có thể mở các lớp học/ khóa học trực tuyến. Điều này giúp mở rộng quy mô giảng dạy, tối ưu nhiều thời gian và công sức so với việc tìm địa điểm mở lóp như trước kia.

Đối với học sinh, ứng dụng CNTT vào học tập giúp tạo ra khả năng học tập từ xa, học viên có thể tham gia vào quá trình học tập mọi lúc, mọi nơi, tăng tính linh hoạt và thuận tiện. Ngoài ra, còn giúp học viên nâng cao tinh thần tự học thông qua các tài nguyên lưu trữ trực tuyến, bài giảng video,…

Bên cạnh đó, sử dụng CNTT trong việc giảng dạy cũng sẽ giúp người dạy – người học tiết kiệm tối đa chi phí in ấn tài liệu, đề kiểm tra,… Đồng thời, việc áp dụng các phần mềm thi online chất lượng cũng hỗ trợ giáo viên trong việc quản lý đề thi, chấm thi, đánh giá kết quả học tập chính xác nhanh chóng nhất.

Nguồn kiến thức đa dạng

Các kiến thức mới được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng. Theo đó, kiến thức không chỉ dừng lại ở trong tài liệu sách vở mà giờ đây với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã giúp bạn có thể dễ dàng tìm hiểu trên các nguồn chất lượng trên internet.

Giáo viên và học viên có thể truy cập vào nhiều nguồn thông tin và tài liệu học tập để bổ sung kiến thức. Tạo sự chủ động trong việc nghiên cứu tài liệu ở trước và sau của bài giảng dạy học trên lớp. Điều này giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức nhanh chóng và tốt nhất.

Nâng cao chất lượng dạy học

Nâng cao chất lượng dạy học

Chuyển đổi số trong giáo dục được thực hiện mạnh mẽ như ngày nay đã mang lại nhiều hiệu quả trong công tác ươm mầm thế thệ tương lai cho đất nước.

Với những ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy, buộc phải có sự liên kết chặt chẽ giữa 3 yếu tố: nhà trường – nhà quản lý – nhà doanh nghiệp. Theo đó, mô hình sẽ thúc đẩy hoạt động dạy học có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, giúp người có thể chủ động quyết định nội dung, phương pháp học tập theo nhu cầu của bản thân.

Giáo án, bài giảng cũng được chuyển giao từ giấy tờ sang các trình soạn thảo đa dạng, nhiều hình ảnh trực quan, sinh động gói gọn trong các thiết bị lưu trữ như USB, bộ nhớ máy, tránh sự cồng kềnh khi phải mang theo giáo án giấy. Ngoài ra, các giáo viên còn có thể chia sẻ bài giảng với nhiều đồng nghiệp khác trên khắp cả nước, tiếp thu các ý kiến đóng góp, từ đó nâng cao chất lượng giáo án.

Một số dạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phổ biến

Dưới đây là những dạng ứng dụng CNTT trong dạy và học được sử dụng rộng rãi để nâng cao hiệu quả học tập và tương tác giữa giáo viên và học viên.

Ứng dụng soạn thảo giáo án

Powerpoint là công cụ có thể cung cấp đầy đủ các tính năng để giáo viên có thể tạo ra những bài thuyết trình, slide trình chiếu phục vụ cho bài học. Các hiệu ứng chuyển động cũng được kết hợp với nhiều nội dung khác nhau để tạo nội dung phong phú, ấn tượng, giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn.

Ứng dụng công nghệ thống tin trong soạn thảo giáo án

Bên cạnh đó, theo đặc thù môn học mà các giáo viên có thể biết một số phần mềm bổ trợ:

  • Các phần mềm hỗ trợ giáo án môn Toán: Mathcad, Sketpad, Latex, MATHEMATICA v3.0 , GeoGebra, AUTO GRAPH, Cabri, MatLAB,…
  • Phần mềm hỗ trợ soạn thảo các bộ môn Lý, Hoá, Sinh: Novoasoft Science Word 6.0, CHEM LAB 2.0, bộ Crocodile,…
  • Phần mềm soạn bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learning: Adobe Presenter, Lecture Maker,…

Ứng dụng trong giảng dạy trực tuyến

Việc xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học phát triển đã mở ra triển vọng rất lớn trong việc đổi mới hình thức dạy học. Phương pháp giáo dục trực tuyến Elearning tạo ra môi trường học tập linh hoạt và thuận tiện.

Theo đó, học sinh giáo viên không cần phải gặp mặt mà vẫn đảm bảo buổi học trực tuyến được diễn ra suôn sẻ và tương tác trực tiếp thông qua các tính năng chat nhóm, gọi,… Ngoài ra những phần mềm Elearning còn tích hợp các chức năng nổi trội như giao bài tập, tạo bài thi online, chấm điểm tự động, đánh giá,…

Ứng dụng hệ thống quản lý giáo dục LMS

CNTT có sức mạnh thay đổi việc quản lý giáo dục thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hướng dẫn của ban giáo dục và các cơ quan có thẩm quyền.

Cụ thể hơn là số hóa việc quản lý trường học, trung tâm giáo dục theo hướng ứng dụng các công cụ quản lý trực tuyến. Các ứng dụng quản lý học tập LMS chất lượng giúp tối ưu hóa tới 99% nghiệp vụ giáo dục bằng các tính năng vượt trội như: Quản lý giáo viên, sinh viên, quản lý thi, xếp thời khóa biểu, sổ liên lạc điện tử, sổ điểm điện tử,.. 

Hiện nay, MONA EduCenter là một trong các ứng dụng quản lý trung tâm giáo dục chất lượng được hơn 180+ đơn vị giáo dục sử dụng và đánh giá cao. Sử dụng phần mềm MONA EduCenter giúp tạo ra cách tiếp cận mới trong công tác quản lý giáo dục trường học hiện nay, hiện đại và tức thời.

phần mềm quản lý trung tâm ngoại ngữ

Những ưu điểm của phần mềm MONA EduCenter:

  • Tối ưu hóa thời gian quản lý và điều hành trung tâm giáo dục.
  • Nâng cao việc trao đổi thông tin hai chiều, giữa đơn vị quản lý và các trường, giữa lãnh đạo nhà trường và các giảng viên, học sinh.
  • Tích hợp đầy đủ các tính năng nổi bật: Quản lý chiêu sinh, quản lý điểm số, quản lý lớp học, quản lý học viên, thời khóa biểu,…
  • Hệ thống hỗ trợ tạo bài giảng trực tuyến chuẩn SCROM.
  • Hệ thống lưu trữ và bảo mật tài liệu khoa học và an toàn.

NHẤN NÚT DƯỚI ĐÂY ĐỂ TRẢI NGHIỆM DÙNG THỬ MONA EDUCENTER

Dùng thử phần mềm

Hoặc liên hệ với MONA qua thông tin sau:

Những kỹ năng giáo viên cần có khi ứng dụng công nghệ trong giảng dạy

kỹ năng giáo viên cần có khi ứng dụng công nghệ trong giảng dạy

Khi giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, họ cần trang bị nhiều kỹ năng để tạo ra một môi trường học tập hiệu quả. Cụ thể:

  • Hiểu biết và sử dụng thành thạo các công cụ và ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến: ứng dụng di động, phần mềm dạy học trực tuyến, hệ thống quản lý học tập (LMS).
  • Kỹ năng tạo bài giảng điện tử sinh động và hấp dẫn, phù hợp với mục tiêu giảng dạy.
  • Kỹ năng tương tác và giao tiếp trong môi trường trực tuyến. Sử dụng hiệu quả các công cụ chat, diễn đàn, video họp, và email để duy trì sự kết nối với học viên.
  • Theo dõi tiến trình học tập của học viên thông qua dữ liệu và phản hồi, điều chỉnh phương pháp giảng dạy để đáp ứng nhu cầu cụ thể của các em.
  • Kỹ năng quản lý lớp học trực tuyến hiệu quả, bao gồm việc theo dõi sự tham gia, giảng dạy theo thời gian, và quản lý các tài liệu và bài kiểm tra trực tuyến.
  • Kỹ năng xử lý các vấn đề kỹ thuật và sẵn sàng áp dụng các ý tưởng mới, công nghệ mới để nâng cao chất lượng giảng dạy.

Trong nhiều văn bản hướng dẫn, bộ giáo dục và đào tạo cũng đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giáo dục. Vậy, một tầm nhìn rõ ràng, phù hợp và một nhiệm vụ cụ thể về công nghệ thông tin là sự kết nối, hỗ trợ và khiến việc ứng dụng công nghệ vào dạy và học trở nên thực tế hơn mỗi ngày.