Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hình thức học trực tuyến và đào tạo từ xa đã phổ biến hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh này, Microlearning dần thay thế các phương pháp học truyền thống và trở thành một công cụ hữu ích trong việc đào tạo từ xa, cho phép người dùng tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả. Hãy cùng Website học trực tuyến tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Microlearning là gì?
Microlearning là phương pháp đào tạo và học tập vào việc cung cấp kiến thức và kĩ năng thông qua các bài học ngắn. Thay vì các khóa học truyền thống kéo dài thì phương pháp này sẽ chia bài học thành các module nhỏ, thường kéo 3-7 phút dưới dạng các video ngắn, bài giảng tóm tắt, bài test nhỏ,...Mô hình học tập này nhằm tăng tính linh hoạt, phù hợp với các nhu cầu học tập ngắn hạn và thời gian linh hoạt của học viên.
Dưới đây là một số ví dụ về cách truyền tải nội dung đến người học bằng hình thức Microlearning:
- Cung cấp văn bản, các từ khóa chính hoặc đoạn văn ngắn tập trung vào nội dung chính của bài học
- Lựa chọn hình thức trình bày bằng hình ảnh, hình minh họa, slide bài giảng hoặc sơ đồ tư duy,…
- Tạo các đoạn ghi âm hoặc video kéo dài 5-10 phút trên các nền tảng E-learning, trò chơi hoặc các câu đố sau buổi học,…
Lợi ích khi áp dụng hình thức Microlearning
Ứng dụng mô hình giảng dạy Microlearning trong giảng dạy vào đạo tạo mang đến rất nhiều lợi ích, từ việc giúp người học dễ dàng tập trung, tiếp thu bài học một cách dễ dàng cho đến các vấn đề về chi phí. Cụ thể, hãy cùng Website học trực tuyến điểm qua các lợi ích nổi bật của hình thức giảng dạy này:
Cải thiện khả năng tập trung
Các nghiên cứu chỉ ra rằng người học sẽ quên khoảng 80% những nội dung mà họ đã học trong quá trình đào tại nếu không được củng cố. Thông qua phương pháp chia nhỏ nội dung này, học viên sẽ cảm thấy thoải mái và cải thiện khả năng ghi nhớ bài học lên tới 80%. Hơn nữa, hình thức đào tạo này còn giúp loại bỏ những thông tin không cần thiết giúp mọi người tiếp thu một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Mang đến sự linh hoạt trong quá trình học tập
Mang đến sự linh hoạt trong học tập bằng cách cung cấp các nội dung ngắn gọn và dễ hiểu. Điều này cho phép người dùng dễ dàng tập trung và tiếp thu kiến thức từ những khái niệm đơn giản cho đến các nội dung phức tạp trong chương trình đào tạo. Đồng thời, vì là các khóa đào tạo có quy mô nhỏ, với các video ngắn và tài liệu điện tử, nên người học có thể download và truy cập khi không có kết nối internet, tạo điều kiện học tập mọi lúc mọi nơi tiện lợi.
Dễ dàng cập nhật tài liệu và tiết kiệm thời gian thiết kế
Các bài học được xây dựng Microlearning giúp rút ngắn thời gian chuẩn bị và thiết kế. Thay vì tạo ra hàng loạt các bài giảng chi tiết tốn vài giờ thiết kế thì giờ đây bạn chỉ cần tập trung vào những nội dung chính, ngắn gọn và có tính ứng dụng cao.
Bên cạnh đó, với hình thức đào tạo Microlearning, việc cập nhật thông tin, tài liệu sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn so với các khóa học truyền thống. Bởi đây là các khóa học ngắn nên việc điều chỉnh hoặc thay đổi nội dung sẽ đơn giản và dễ dàng hơn. Qua đó giúp tiết kiệm thời gian cho các chuyên gia thiết kế đào tạo, đồng thời vẫn đảm bảo giúp người học luôn tiếp cận được những thông tin, kiến thức mới nhất.
Tối ưu chi phí đào tạo
Các khóa học microlearning thường tốn ít chi phí về sản xuất khi không cần phải đầu tư quá nhiều về tài nguyên và người hướng dẫn. Theo đó, bạn sẽ giảm được các chi phí về không gian vật lý (văn phòng, trung tâm,..) và các công cụ hỗ trợ. Tất cả những gì mà bạn cần đầu tư là một chiếc laptop kết nối internet và các phần mềm giảng dạy, chỉ cần vậy là bạn đã có thể dễ dàng thiết kế nội dung bài giảng rồi.
Ngoài ra, mô hình học tập Microlearning cũng giúp bạn giảm được chi phí liên quan đến phân phối nội dung cho người học như in tài liệu giấy, sách hướng dẫn khóa học,… Khi giờ đây, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi các tài liệu này thành các video, các slide hay hình ảnh,… vừa đầy đủ kiến thức mà còn cô đọng về nội dung và tiết kiệm, tiện lợi cho cả người dạy và người học.
Học tập với tâm trạng vui vẻ
Hình thức đào tạo Microlearning đã đáp ứng đúng nhu cầu học tập hiện đại của người học, khi chỉ xây dựng 1-2 mục tiêu cho mỗi buổi học. Qua đó giúp người học tránh được tình trạng “giết chết động lực” học khi tham gia vào các khóa học quá dài, quá nhiều nội dung lan man trong phương pháp giảng dạy truyền thống.
Đồng thời, phương pháp học tập này, giáo viên cũng thường lồng ghép các trò chơi, câu đố hấp dẫn và các hoạt động thú vị trong quá trình giảng dạy,… Bằng cách này Microlearning đã tạo ra một môi trường học tập chuyên nghiệp và tăng tương tác với học viên, giúp người học tiếp thu kiến thức hiệu quả với sự vui vẻ, thoải mái và hứng thú.
Những hạn chế của mô hình Microlearning là gì?
Bên cạnh những lợi ích nổi bật mới được chúng tôi đề cập bên trên, hình thức đào tạo này vẫn còn tốn tại một số những hạn chế mà bạn cần phải chú ý như:
- Không phù hợp với các khái niệm vĩ mô: Phương pháp này thường tập trung vào các khái niệm ngắn gọn, do đó bạn có thể gặp khó khăn khi tiếp thu và xử lý các vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự chi tiết.
- Không phù hợp để đào tạo chuyên sâu: Các chủ đề chuyên sâu thường yêu cầu hiểu biết sâu rộng. Các bài học chia nhỏ thành các module thường không đủ để cung cấp kiến thức toàn diện về một vấn đề chuyên môn cho người học.
- Không tạo ra một bức tranh toàn cảnh: Áp dụng phương pháp đào tạo Microlearning sẽ gây khó khăn cho người học trong việc gắn kết nội dung để tạo ra một bức tranh tổng quát cho người học. Đối với nội dung này, chúng ta nên áp dụng một phương pháp khác chuyên sâu mang lại hiệu quả cao hơn.
Hướng dẫn cách xây dựng Microlearning trong giáo dục
Để xây dựng một chương trình Microlearning hiệu quả thì bạn nên xây dựng từng bước cụ thể để đảm bảo tính linh hoạt và đem lại hiệu quả trong quá trình học tập. Bằng cách chia nhỏ nội dung thành các module, đa dạng nội dung, tích hợp các hoạt động tương tác nhằm tối ưu hóa trải nghiệm cho người học.
Bắt đầu với các mục tiêu học tập chính
Xác định mục tiêu học tập là cơ sở để định hướng cho quá trình học tập để đạt được kết quả mong muốn. Hãy đảm bảo rằng mục tiêu này có thể giúp người học kết nối được kiến thức cá nhân với bức tranh tổng thể. Từ đó xác định chủ đề và chia nhỏ các nội dung để dễ dàng truyền đạt và tiếp nhận thông tin.
Tiến hành chia nhỏ mục tiêu thành các bài học nhỏ
Sau khi đã xác định được mục tiêu học tập thi bước tiếp theo mà bạn cần tiến hành là chia nhỏ bài học với các kích thước vừa phải, giúp người học dễ dàng truy cập và tiếp nhận kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cụ thể, mỗi bài học chỉ nên tập trung vào khái niệm hoặc kỹ năng cụ thể, đa dạng và định dạng truyền tải thông tin.
Kết hợp các yếu tố đa phương tiện và lựa chọn định dạng nội dung tốt nhất
Để xây dựng chương trình Microlearning hiệu quả, bạn hãy kết hợp nội dung dưới dạng video, trò chơi, hình ảnh, trò chơi tương tác, câu đố, Flashcards hoặc một bài báo ngắn trong từng module để truyền tải thông tin một cách sinh động và hấp dẫn.
Bạn cũng nên cân nhắc và lựa chọn nội dung hiển thị phù hợp như: Video ngắn để giới thiệu khái niệm, hình ảnh thể hiện biểu đồ minh họa hoặc quy trình (Process), âm thanh để nhấn làm nổi bật các điểm chính. Thông qua cách này, người học sẽ dễ dàng tiếp thu và nắm bắt được nội dung một cách tốt nhất.
Thu thập phản hồi và đánh giá từ người học
Ở công đoạn này, các giảng viên có thể đưa ra các câu hỏi tương tác hoặc các bài kiểm tra nhỏ để đánh giá về hiệu quả học tập của học viên, cũng như ý kiến của người học trong quá trình giảng day. Nhờ đó, người dạy sẽ đánh giá được mức độ hiệu quả về nội dung bài giảng và có các điều chỉnh phù hợp hơn cho các tài liệu học, bài học tiếp theo.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi Microlearning là gì và tổng quan chi tiết về hình thức đào tạo này. Có thể nói, việc ứng dụng mô hình Microlearning là chiến lược thiết kế và triển khai nội dung phù hợp, giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập trong môi trường giáo dục hiện đại. Hy vọng với những thông tin mà Website học trực tuyến chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp học tập này.