Hiện nay, nhu cầu học Ngoại ngữ ngày càng tăng cao. Nắm được nhu cầu này, rất nhiều cá nhân/ tổ chức, doanh nghiệp đã thành lập trung tâm dạy Ngoại ngữ để kinh doanh. Tuy nhiên, việc thành lập trung tâm Ngoại ngữ cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ, các thủ tục để được cấp giấy phép. Để giải quyết vấn đề này, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc các điều kiện và thủ tục mở trung tâm Ngoại ngữ. Cùng khám phá nhé!
Đối tượng nào có thể thành lập trung tâm Ngoại Ngữ?
Theo thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 21/08/2018 – Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành,
Các đối tượng được phép mở trung tâm Ngoại ngữ bao gồm 3 loại như sau:
- Trung tâm Ngoại ngữ do trực tiếp Nhà nước thành lập.
- Trung tâm Ngoại ngữ cho cá nhân/ tổ chức trong nước thành lập.
- Trung tâm Ngoại ngữ do cá nhân/ tổ chức nước ngoài góp vốn toàn bộ hoặc góp vốn một phần thành lập.
Qua đó có thể thấy, các cá nhân có đủ năng lực hành vị dân sự, các tổ chức kinh tế – xã hội điều có đủ điều kiện mở trung tâm tiếng Anh hợp pháp để kinh doanh giáo dục.
Điều kiện thành lập trung tâm Ngoại ngữ
Căn cứ theo pháp luật hiện ban hành về điều kiện mở trung tâm Ngoại ngữ – điều số 48 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP),
Bất cứ một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào muốn mở trung tâm Ngoại ngữ đều cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Đề án mở trung tâm Ngoại ngữ
- Phù hợp với quy hoạch phát triển xã hội, kinh tế, quy hoạch mạng lưới giáo dục của địa phương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Đề án thành lập trung tâm Ngoại ngữ được xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở vật chất, đất đai, địa điểm dự kiến, thiết bị, bộ máy tổ chức, nguồn lực và tài chính, phương thức chiến lược để xây dựng và phát triển trung tâm.
Cơ sở vật chất
- Có đủ phòng học và các phòng chức năng cần thiết, đáp ứng tốt yêu cầu cho chương trình đào tạo.
- Có phòng làm việc cho bộ máy hành chính phục vụ cho công tác quản lý và đào tạo.
- Các phòng học có đủ ánh sáng và diện tích tối thiểu là 1,5m2/ học viên.
- Có thư viện, cơ sở thực tập, thực hành, thí nghiệm cùng các cơ sở vật chất khác để có thể đáp ứng tốt yêu cầu của chương trình đào tạo.
Tên gọi của trung tâm
- Tên gọi của trung tâm phải được viết bằng tiếng Việt và được thống nhất trên giấy phép mở trung tâm Ngoại ngữ, con dấu, quyết định, bảng tên cùng một số giấy tờ giao dịch khác.
- Tên trung tâm được đặt đúng theo quy định: trung tâm – tên riêng – tên loại hình.
Theo đó, những điều kiện này cần được chứng minh cụ thể trong hồ sơ xin giấy phép thành lập trung tâm Ngoại ngữ bằng văn bản tài liệu.
Điều kiện của Giám đốc trung tâm Ngoại ngữ
Giám đốc trung tâm Ngoại ngữ là người đứng đầu, trực tiếp điều hành tổ chức giáo dục và chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về tất cả các hoạt động của trung tâm.
Cụ thể, theo căn cứ khoản 2 – điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Ngoại ngữ thì Giám đốc trung tâm Ngoại ngữ cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Lý lịch nhân thân tốt.
- Sở hữu năng lực chuyên môn quản lý.
- Đã tốt nghiệp đại học Ngoại ngữ hoặc các trường đại học có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo chuẩn khung ngoại ngữ 6 bậc.
- Đã có kinh nghiệm giảng dạy và quản lý trung tâm Ngoại ngữ khác trong ít nhất 3 năm.
- Giám đốc trung tâm Ngoại ngữ được Giám đốc Sở GD&ĐT thành lập trung tâm bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của giám đốc trung tâm là 5 năm.
Điều kiện của giáo viên trung tâm Ngoại Ngữ
Giáo viên trung tâm Ngoại ngữ là người có nhiệm vụ giảng dạy và hướng dẫn các học viên thực hành theo chương trình đào tạo. Bao gồm:
- Giáo viên cơ hữu.
- Giáo viên hợp đồng là người Việt Nam – là người bản ngữ (theo từng chương trình đào tạo ngoại ngữ cụ thể).
- Giáo viên là người nước ngoài.
Và theo thông tư số 21/2018/TT-BHDĐT về tiêu chuẩn của giảng viên trung tâm đào tạo Ngoại ngữ được trình bày cụ thể như sau:
STT | Đối tượng | Tiêu chuẩn |
1 | Giáo viên Việt Nam | (1) Có bằng cấp Cao đẳng sư phạm Ngoại ngữ trở lên.
(2) Có bằng cấp Cao đẳng Ngoại Ngữ trở lên và có chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm. |
2 | Giáo viên là người bản ngữ | Cần có bằng cấp cao đẳng trở lên và có chứng chỉ đào tạo Ngoại ngữ phù hợp với từng chương trình giảng dạy cụ thể. |
3 | Giáo viên là người nước ngoài | (1) Có bằng cấp Cao đẳng sư phạm Ngoại ngữ trở lên.
(2) Có bằng cấp Cao đẳng trở lên, có chứng chỉ đào tạo giảng dạy Ngoại ngữ phù hợp. (3) Có bằng cấp Cao đẳng trở lên, có chứng chỉ năng lực Ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên (theo khung 6 bậc) và có chứng chỉ đào tạo giảng dạy Ngoại ngữ phù hợp. |
* Lưu ý: Giáo viên chỉ cần đáp ứng 1 trong các tiêu chuẩn được liệt kê bên trên.
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép mở trung tâm Ngoại Ngữ
Căn cứ điểm A – khoản 1, điều 49 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (sửa đổi bổi sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP),
Giám đốc Sở GĐ&ĐT tại nơi Trung tâm đào tạo Ngoại ngữ đặt trụ sở là cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập trung tâm dạy Ngoại ngữ – Tin học.
Hồ sơ thành lập trung tâm Ngoại ngữ
Theo quy định về thủ tục xin cấp phép hoạt động trung tâm dạy tiếng, hồ sơ mở trung tâm Ngoại ngữ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép hoạt động kinh doanh giáo dục.
- Bản sao được cấp từ quyển sổ gốc, Bản sao được công chứng từ bản chính hoặc bản sao đi kèm với bản chính để đối chiếu với quyết định thành lập trung tâm Ngoại ngữ do người có thẩm quyền cấp phép.
- Các nội quy hoạt động kinh doanh giáo dục của trung tâm dạy tiếng.
- Báo cáo về tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu dạy học, đội ngũ nhân viên – giáo viên, văn bản tài liệu chứng minh về quyền sử dụng đất – nhà hợp pháp, ngân sách đảm bảo hoạt động kinh doanh của trung tâm (giấy xác nhân tài khoản ngân hàng của cá nhân/ tổ chức: có 300.000.000đ – 500.000.000đ).
Còn trên thực tế thì các cá nhân/ tổ chức cần chuẩn bị các loại giấy tờ hồ sơ như sau:
Đối với tổ chức là doanh nghiệp mở trung tâm Ngoại Ngữ
- Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (có ngành nghề dạy Ngoại Ngữ).
- Hợp đồng thuê trụ sở trung tâm giáo dục có chứng thực (thời gian thuê ít nhất là 01 năm được tính từ thời điểm nộp hồ sơ).
- Đảm bảo điện tích cơ sở đào tạo của trung tâm đúng quy định (diện tích phòng học 30m2, 1.5m2//1 học viên).
- Giấy cam kết phòng cháy chữa cháy.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất nơi đặt trụ sở dạy học của trung tâm (Bản sao).
- Danh sách giáo viên – nhân viên trung tâm.
- Hợp đồng lao động được ký giữa Giám đốc trung tâm – giáo viên và các nhân viên.
- Văn bản ký về việc thành lập trung tâm Ngoại Ngữ được chính quyền địa phương xác nhận.
Hồ sơ giám đốc của trung tâm
- Sơ yếu lý lịch (có dán ảnh 3×4) đã được xác nhận bởi UBND phường/ xã.
- Bản sao bằng cấp Đại học chuyên ngành Ngoại ngữ, bằng B1 hoạc các chứng chỉ khác đã được công chứng.
- Bảo sao công chứng hộ khẩu thường trú, đối với những người nước ngoài sẽ cần có đăng ký tạm trú dài hạn.
- Giấy khám sức khỏe (có thời hạn 6 tháng gần nhất).
- Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân.
Hồ sơ của nhân viên và giáo viên trung tâm
Đối với giảng viên Ngoại ngữ
- Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng chuyên ngành Sư phạm ngoại ngữ (nếu không có chuyên ngành thì giáo viên cần phải có thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan chủ quản hoặc UBND phường.
- CMND/CCCD đã chứng thực.
- Giấy khám sức khỏe được cấp bởi phòng khám khu vực hoặc bệnh viện
Đối với nhân viên kế toán, các nhân viên khác
Các nhân viên cần đảm bảo CMND/CCCD đã được chứng thực.
- Nhân viên kế toán: Bản sao công chứng văn bằng Đại học/ Cao Đẳng tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán.
- Nhân viên tư vấn: Bản sao công chứng văn bằng Đại học/ Cao đẳng tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế, Ngoại ngữ, Marketing,…
- Thủ quỹ: Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp.
- Nhân viên bảo vệ: Hồ sơ lao động (bao gồm: đơn xin việc, sơ yếu lích lịch, giấy khám sức khỏe)
* Lưu ý: Tất cả các giấy tờ được liệt kê bên trên cần phải công chứng trong phạm vị 6 tháng (được tính tới thời điểm nộp hồ sơ thành lập trung tâm Ngoại Ngữ).
Thủ tục xin giấy phép cho trung tâm Ngoại ngữ
Thủ tục thành lập trung tâm Ngoại Ngữ được thực hiện trình tự theo 4 bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Xin xác nhận của UBND về địa chỉ đặt trung tâm ngoại ngữ phù hợp với kế hoạch về giáo dục của địa phương. Thủ tục này được ít người nhắc đến nhưng khi triển khai thực tế thì đây lại là một tài liệu quan trọng để nộp hồ sơ cho sở giáo dục.
- Bước 2: Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký hoạt động sẽ được trung tâm Ngoại ngữ nộp hồ sơ tại sở giáo dục và đào tạo.
- Bước 3: Trong thời gian 10 ngày kể từ khi nhận được đủ bộ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan sẽ tổ chức thẩm định. Việc thẩm định này sẽ bao gồm kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật trên thực tế và kiểm tra hồ sơ pháp lý, khả năng đáp ứng các điều kiện theo đúng quy định. Kết quả này tất cả sẽ được ghi vào biên bản thẩm định.
- Bước 4: Trong khoảng 5 ngày kể từ khi có kết quả thẩm định, người có thẩm quyền ra quyết định cho phép trung tâm triển khai hoạt động giáo dục, đào tạo. Trong trường hợp trung tâm không đủ điều kiện để được cấp phép hoạt động, đơn vị có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản. Trong văn bản này các lý do không cấp phép sẽ được nêu rõ.
Nội dung trên đây bạn đã nắm rõ kế hoạch mở trung tâm Ngoại ngữ. Sau khi đã nắm được đầy đủ các điều kiện và thủ tục thành lập trung tâm Ngoại Ngữ, điều bạn cần làm tiếp theo là tìm hiểu cách điều hành trung tâm Ngoại Ngữ hiệu quả. Bởi nếu không có quy trình làm việc giữa các phòng ban thì hiệu suất làm việc rất thấp.
Một trong các giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay được các trung tâm đào tạo áp dụng đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Với nền tảng quản lý chuyên biệt dành cho tổ chức giáo dục sẽ giúp các trung tâm tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trong việc quản lý các nghiệp vụ đào tạo giáo dục.
MONA EduCenter là một trong các ứng dụng quản lý trung tâm Ngoại ngữ chất lượng nhất hiện nay. Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 180+ đơn vị giáo dục tin tưởng sử dụng và đánh giá cao hiệu quả mà nó mang lại. Với những đặc điểm nổi bật được kể đến như:
Bạn có thểm xem toàn bộ tình năng của phần mềm quản lý trung tâm Ngoại Ngữ tại địa chỉ: https://mona.media/phan-mem-quan-ly-trung-tam-ngoai-ngu/ TRẢI NGHIỆM DÙNG THỬ MONA EDUCENTER – TẠI ĐÂY! Thông tin liên hệ chi tiết:
|
Trên đây là toàn bộ điều kiện và thủ tục thành lập trung tâm Ngoại ngữ. Với những thông tin chi tiết vừa được chúng tôi kể ra ở trên mọi người chắc hẳn mọi người sẽ nắm rõ việc mở trung tâm Ngoại ngữ cần gì. Ngoài ra, Websitehoctructuyen khuyên mọi người cũng có thể tham khảo một số đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ mở trung tâm tiếng Anh để công việc trở nên thuận lợi hơn.