Cùng với các hình thức học tập trực tuyến, mô hình Blended Learning (học tập kết hợp) ngày càng được áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở giáo dục trên khắp thế giới. Vậy Blended Learning là gì? Mô hình học tập này có những ưu điểm gì so với các mô hình giáo dục truyền thống khác? Làm thế nào để áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả vào chương trình giáo dục? Hãy cùng websitehoctructuyen tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Blended Learning là gì?
Blended Learning, hay còn gọi là học tập kết hợp, xuất hiện do quá trình chuyển đổi số, buộc hình thức đào tạo và học tập phải thay đổi để tối ưu hóa chất lượng và hiệu quả. Đúng như tên gọi, Blended Learning kết hợp việc đào tạo, học tập trực tuyến và trực tiếp một cách có chủ ý, nhằm truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho người học và đạt được hiệu quả đào tạo, quản lý tốt nhất.
Trong những năm gần đây, mô hình Blended Learning đã được nhiều trường đại học danh tiếng trên khắp thế giới như Harvard, Stanford, RMIT,… áp dụng. Theo như một báo cáo năm 2022 của hãng nghiên cứu Jisc (Joint Information Systems Committee) – một tổ chức phi lợi nhuận của Anh, chuyên cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và giáo dục đại học, 45% sinh viên Anh tham gia khảo sát cho biết họ thích phương pháp học phối hợp (online và offline) hơn so với hình thức truyền thống.
Có thể bạn muốn xem thêm: So sánh điểm khác biệt giữa đào tạo trực tuyến và dạy học truyền thống
Tổng hợp 6 mô hình Blended Learning phổ biến
Là một phương pháp học tập kết hợp và được áp dụng rộng rãi hiện nay, Blended Learning hiện có 6 mô hình phổ biến dưới đây:
Face to Face
Blended learning dạng Face-to-Face thường được sử dụng cho các lớp học lớn với sự khác biệt về trình độ giữa các học viên, trong đó mỗi cá nhân tự kiểm soát tốc độ học của mình.
Người dạy face-to-face đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt lớp học và theo dõi tiến độ học tập của từng học viên. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của mô hình face-to-face là tiến độ chung của lớp học thường bị kéo dài, dẫn đến chất lượng học tập chưa được tối ưu.
Rotation
Mô hình Rotation của Blended learning cho phép kết hợp linh hoạt giữa học trực tiếp và trực tuyến, cho phép các nhóm học viên khác nhau có lịch trình học tập riêng. Mô hình này rất phù hợp cho các lớp tiểu học và trung học, giúp học sinh có điều kiện học tập linh hoạt hơn. Đồng thời, các em có thể phát triển khả năng tự học tốt hơn dưới sự theo dõi của giáo viên.
Flex
Mô hình học tập Blended Learning Flex chủ yếu dựa vào hình thức học trực tuyến, trong đó giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, định hướng và tư vấn cho quá trình học tập của học viên. Mô hình Flex rất phù hợp với các chương trình đại học, giúp sinh viên tự chủ trong việc học tập và nhận sự tư vấn, hướng dẫn từ giảng viên khi cần thiết. Hình thức này cũng giúp cho sinh viên chủ động hơn trong việc quản lý thời gian và sắp xếp việc học tập.
Online Lab
Mô hình học tập Online Lab cho phép học viên tham gia các lớp học trực tuyến tại các phòng học chuyên dụng được trang bị đầy đủ thiết bị tại trường. Các phòng học chuyên dụng này sẽ có người giám sát và hỗ trợ học viên trong quá trình học tập.
Self-Blend
Blended learning dạng self-blend cho phép học viên tham gia các khóa học trực tuyến bất kỳ, không nhất thiết phải thuộc chương trình học ban đầu. Đây thường là các khóa học về kỹ năng mềm hoặc nâng cao dành cho sinh viên đại học. Tuy nhiên, mô hình học tập Self-Blend cũng đòi hỏi người học phải có động lực cao và tính kỷ luật trong suất quá trình áp dụng.
Gamification
Đây là một mô hình Blended Learning giúp tối ưu khả năng tương tác của người học. Gamification giúp học viên mở rộng kiến thức thông qua việc tham gia vào các trò chơi thú vị.
Đồng thời, qua việc thực hiện các hoạt động tích điểm hoặc tăng cấp độ, học viên sẽ được khuyến khích tham gia cạnh tranh với các đồng nghiệp bằng cách cố gắng đạt được điểm số cao hơn hoặc leo lên cấp độ tiên tiến hơn. Từ đó tạo ra động lực phát triển giúp các học viên tiến bộ nhanh chóng hơn trong quá trình học.
Online Driver
Mô hình này tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và sinh viên ở xa có thể nhận được sự quản lý và hướng dẫn từ xa thông qua các hệ thống và nền tảng công nghệ, website học trực tuyến,…
Theo đó, Online Driver cho phép học viên tham gia lớp học linh hoạt, phản ánh nhu cầu và mong muốn cá nhân trong khung giờ thuận tiện. Đồng thời, họ cũng cần phải đánh giá khả năng và lựa chọn khóa học phù hợp nhất để họ có thể học một cách hiệu quả nhất.
Lợi ích của mô hình Học tập kết hợp trong đào tạo
Có thể thấy, không phải tự nhiên mà mô hình học tập kết hợp Blended Learning lại được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong các môi trường giảng dạy đến vậy! Đây được xem là hình thức học tập khá đa dạng, mang lại nhiều sự lựa chọn và lợi ích cho cả doanh nghiệp và người dùng. Về chi tiết, chúng tôi đã tổng hợp lại các lợi ích nổi bật khi áp dụng Blended Learning trong đào tạo như:
Tối ưu về chi phí và thời gian đào tạo
Đây là một trong những ưu điểm mà Blended Learning được kế thừa từ E-Learning. Phương pháp này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm cả thời gian và chi phí đào tạo như chi phí đi lại, cơ sở vật chất, lương giảng viên,… Mỗi bài giảng và tài liệu đều được biên soạn cẩn thận, chuyển đổi thành các bài giảng và bài thực hành dễ hiểu, sau đó được đăng tải lên hệ thống học trực tuyến. Người học được hướng dẫn chi tiết bởi giáo viên và cần chủ động học theo tiến độ mong muốn.
Ngoài ra, việc đăng tải bài giảng lên hệ thống cho phép doanh nghiệp tái sử dụng chúng nhiều lần cho nhiều đối tượng và thời điểm khác nhau. Qua đó, hạn chế được việc trì hoãn tiến độ đào tạo và ít gây ảnh hưởng đến kết quả công việc.
Trải nghiệm học tập được cá nhân hóa
Mô hình Blended Learning thường xuyên cập nhật hệ thống kiến thức và giúp học viên tự chủ trong việc xây dựng lộ trình học tập, tìm kiếm nguồn tài liệu phù hợp và tiếp thu kiến thức. Điều này hỗ trợ chương trình đào tạo của doanh nghiệp, trung tâm đào tạo trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, đồng thời tăng cường trải nghiệm học tập cho người học.
Mô hình Blended Learning giúp tăng tương tác
Tính tương tác là một ưu điểm mà Blended Learning kế thừa từ đào tạo truyền thống một cách hoàn hảo. Phương pháp này tạo ra sự tương tác giữa học viên, giảng viên và doanh nghiệp, kết hợp việc học trực tiếp và học trực tuyến ngoài giờ học.
Ngoài ra, qua các bài kiểm tra định kỳ, bạn có thể dễ dàng quản lý tiến độ học tập và mức độ tiếp thu kiến thức trên hệ thống quản lý chất lượng. Qua đó giúp các trung tâm, doanh nghiệp xác định được nguyên nhân vấn đề và đưa ra các giải pháp phù hợp.
Cải thiện tỷ lệ hoàn thành khóa học
Tỷ lệ hoàn thành khóa học đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động Đào tạo & Phát triển của học viên và hiệu suất bán khóa học online của doanh nghiệp. Sử dụng mô hình Blended Learning sẽ giúp các trung tâm đào tạo cải thiện và nâng cao tỷ lệ hoàn thành khóa học. Theo đó, nhờ vào khả năng tạo ra sự kết nối giữa người học, giảng viên và người quản lý, phương pháp này thúc đẩy thói quen học tập tự chủ và nâng cao tinh thần trách nhiệm của học viên.
Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi Blended Learning là gì? Có thể thấy, đây là một phương pháp đào tạo và học tập hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho cả người học, giảng viên và các trung tâm, doanh nghiệp. Đồng thời, mô hình học tập kết hợp này cũng được dự đoán là xu hướng giáo dục tiềm năng trong tương lai. Vì vậy, các tổ chức giáo dục có thể tìm hiểu về Blended Learning và là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng xu hướng này, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục một cách hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin mới được chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ hữu ích tới bạn.