E-learning là hình thức đào tạo phổ biến tại các trường học, cơ sở giáo dục và thậm chí là doanh nghiệp, tập đoàn lớn hiện nay. Để cách thức giáo dục này phát huy được hiệu quả tốt nhất, tổ chức đào tạo phải đảm bảo việc xây dựng hệ thống E-learning phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách tạo dựng mô hình E-learning tối ưu nhất hiện nay.
Hệ thống E-learning là gì?
E-learning là từ viết tắt của cụm từ Electronic Learning. Dưới các quan điểm và hình thức khác nhau, bạn sẽ có nhiều cách hiểu về thuật ngữ này. Khi tìm hiểu theo nghĩa bao quát, E-learning dùng để mô tả việc học tập và đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông.
Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phối nội dung học tập sử dụng các công cụ điện tử hiện đại hỗ trợ như mạng vệ tinh, máy tính, internet… Nội dung để học tập, các bài giảng điện tử có thể thu được từ web, audio, video…thông qua thiết bị máy tính, điện thoại, máy tính bảng hoặc TV. Người học và người dạy không cần gặp nhau trực tiếp tại các lớp học thực sự mà có thể giao tiếp thông qua công cụ như email, phần mềm nhắn tin, gọi điện, diễn đàn, hội thảo…
Hệ thống E-learning đã làm thay đổi cách mà còn người tiếp cận với kiến thức và việc học tập. Bằng việc không cần đầu tư thời gian cố định để đi và ngồi tại lớp học, phương pháp giúp người học sử dụng, quản lý thời gian và tốc độ học hiệu quả hơn. Người học dễ dang truy cập vào nội dung học tập thông qua phương tiện kết nối trực tiếp hay thiết kế website học trực tuyến.
Các hình thức của hệ thống đào tạo trực tuyến
Cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống E-learning bao gồm 2 hình thức chính dưới đây:
- Hình thức đào tạo E-learning đồng bộ: Hình thức này cho phép học viên, nhân viên tham gia các hoạt động học tập, đào tạo theo thời gian thực ở mọi nơi. Qua đó giúp tăng cường tương tác giữa người tham gia học và người giảng dạy, nâng cao hiệu suât học tập và đào tạo hơn.
- Hình thức đào tạo trực tuyến không đồng bộ: Với hình thức đào tạo này, người học không cần tham gia các hoạt động học tập và đào tạo theo thời gian thực. Theo đó, giáo viên, người hướng dẫn sẽ đăng tải các nội dung học tập (video, ebook, tệp âm thanh, hình ảnh,…) lên hệ thống để người học có thể truy cập và học tập mọi lúc mọi nơi.
Mỗi hình thức đào tạo của hệ thống E-learning đều sở hữu những ưu điểm và đỏi hỏi những yêu cầu nhất định. Tùy vào chương trình, mục tiêu học tập và đào tạo mà các cá nhân và tổ chức có thể lựa chọn mô hình phù hơp nhất, để nâng cao hiệu quả cho người học, đồng thời nâng cao về hiệu suất kinh doanh bán khóa học online cho các doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn xây dựng hệ thống E-learning
Học tập theo mô hình hệ thống E-learning mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho cả người học và người dạy. Tuy nhiên, khả năng kiểm soát người học tập trung vào bài của giáo viên không nhiều. Đồng thời, học viên cũng dễ dàng bị xao nhãng khi bài học quá nhàm chán.
Chính vì điều này, các tiêu chuẩn xây dựng hệ thống E-learning được đề ra để thu hút sự chú ý của học viên trong suốt quá trình học. Vậy nội dung của tiêu chuẩn bao gồm những gì? Hãy cùng websitehoctructuyen đi vào chi tiết dưới đây:
- Giao diện thân thiện với người dùng: Giao diện người dùng UI và trải nghiệm người dùng UX đóng vai trò quan trọng để thu hút và giữ chân học viên. Tiêu chí hàng đầu cần có ở các bài học là đơn giản, rõ ràng và dễ dàng thao tác sử dụng. Việc tối ưu hóa hiển thị khi học trên máy tính và các thiết bị di động cũng là yêu cầu không thể bỏ qua.
- Nội dung chất lượng cao và hữu ích: Đây là tiêu chuẩn bắt buộc phải có trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Người học mong muốn nhận được kiến thức mới và chính xác. Do vậy, giáo viên phải cung cấp được nội dung có ý nghĩa và truyền đạt đến học viên theo một lộ trình cụ thể, có sự liên kết với nhau.
- Đa dạng phương tiện truyền tải nội dung kiến thức: Đào tạo trực tuyến tạo cơ hội để giáo viên thỏa sức sáng tạo và triển khai nội dung. TRong đó, video, hình ảnh, văn bản, biểu tượng, audio, thực tế ảo,… là những công cụ phù hợp để sử dụng. Khi kết hợp các phương tiện này một cách khéo léo, lớp học trở nên sôi động, cuốn hút và tăng tương tác hơn.
- Khả năng truyền tải thông tin của người dạy: Học viên học tập trực tuyến rất dễ dàng bị xao nhãng việc học khi trước mắt họ là chiếc máy tính, chiếc điện thoại. Tuy nhiên, khi giáo viên sở hữu giọng nói trôi chảy, truyền cảm hứng, nét mặt luôn tự tin tỏa sáng, quá trình giảng có kết hợp với ngôn ngữ cơ thể,…học viên sẽ bị cuốn theo bài giảng, có động lực và tập trung hơn trong học tập.
- Hỗ trợ học tập cá nhân: Khả năng tùy chỉnh và cá nhân hóa nội dung giảng dạy học tập là yếu tố quan trọng trong E-learning. Hệ thống phải có khả năng theo dõi được tiến trình học tập và đề xuất nội dung học phù hợp dựa trên nhu cầu của mỗi học viên.
- Hệ thống đánh giá và phản hồi: Hệ thống cần cung cấp được công cụ để đo lường được tiến độ học tập của học viên. Đồng thời, tính năng phản hồi từ giảng viên cũng cần được thiết kế để người học cải thiện kỹ năng hiệu quả.
- Bảo mật thông tin cá nhân: Dữ liệu người dùng, tài liệu nội bộ là tài nguyên cực kỳ quan trọng và phải bảo vệ chặt chẽ trên môi trường trực tuyến. Do vậy, khi xây dựng các công cụ này, các chương trình bảo mật hiện đại luôn được đầu tư trên hết.
- Hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp và kịp thời: Đội ngũ kỹ thuật hoạt động 24/7 để đảm bảo giải quyết nhanh chóng những vấn đề phát sinh do kết nối không chắc, hỏng hóc thiết bị, mạng chập chờn,…
- Tích hợp các công nghệ mới vào giảng dạy: Công nghệ được dùng có thể là phần mềm trình chiếu, công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo,…
Cách xây dựng hệ thống đào tạo E-learning đơn giản
Hoạt động xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning trải qua 7 bước thực hiện bài bản như sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu cho chương trình đào tạo: Trong bước này, bạn phải xác định được tổ chức hay doanh nghiệp muốn đạt được những gì thông qua hệ thống của mình.
- Bước 2: Lập kế hoạch chỉ rõ nội dung, thời gian và ngân sách cho từng giai đoạn xây dựng: Bước làm này giúp mọi người hiểu được nhiệm vụ của từng cá nhân để tạo dựng hệ thống E-learning tối ưu, hiệu quả.
- Bước 3: Lựa chọn nền tảng phù hợp: Bạn có thể tự xây dựng một phần mềm, ứng dụng hay website riêng, mang bản sắc của thương hiệu. Hoặc bạn cũng có thể xây dựng trên nền tảng có sẵn như Youtube, Google Drive,… để tiết kiệm chi phí.
- Bước 4: Sáng tạo nội dung: Trong bước này, người giảng dạy xây dựng nội dung học tập dựa trên mục tiêu học tập đã xác định trước. Đồng thời, người dạy cũng phải lựa chọn các công cụ, phương tiện phù hợp để tạo bài giảng cuốn hút học viên.
- Bước 5: Thực hiện kiểm tra và sửa lỗi cho các phần mềm và nội dung đào tạo: Các hoạt động nhằm mục đích là đảm bảo tính nhất quán và chất lượng cao cho từng thành phần của hệ thống.
- Bước 6: Triển khai và đào tạo chương trình E-learning: Tại bước này, hệ thống được đưa vào sử dụng và đào tạo nhân viên cách để sử dụng hiệu quả. Bạn phải đảm bảo mọi người biết, hiểu và theo dõi được tiến trình học tập của mình.
- Bước 7: Đánh giá và cải tiến hệ thống: Trong quá trình sử dụng, các thành viên cần theo dõi và thu thập phản hồi đến từ người học, người dạy và những người sử dụng khác. Dựa trên dữ liệu này, hệ thống được điều chỉnh và cải tiến lại sao cho phù hợp nhất.
Có thể thấy, việc xây dựng hệ thống đào tạo E-learning hiệu quả không phải là điều dễ dàng. Hoạt động này phụ thuộc vào cả yếu tố con người, phần mềm và thiết bị hỗ trợ. Hy vọng những hướng dẫn mới được chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ hữu ích tới bạn. Nếu bạn đang cần xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến tối ưu và hiện đại nhất, hãy liên hệ ngay với websitehoctructuyen để được tư vấn chuyên nghiệp nhé!