Mở trung tâm dạy thêm có thể coi là cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng cho những ai có mong muốn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình đến nhiều đối tượng học viên. Thế nhưng, để hoạt động hợp pháp, bạn cần tuân thủ các quy định pháp lý hiện hành, cũng như thực hiện các thủ tục và hồ sơ cần thiết. Vậy cụ thể những điều kiện, thủ tục mở trung tâm dạy thêm cần những gì, tất tần tật sẽ được Websitehoctructuyen chia sẻ đến bạn trong bài viết dưới đây.
Điều kiện mở trung tâm dạy thêm là gì?
Theo Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, Nghị định số 125/2024/NĐ-CP (ngày 5/10/2024) về điều kiện mở trung tâm dạy thêm, học thêm như sau:
- Đăng ký kinh doanh đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
- Thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm về các môn học được tổ chức dạy thêm. Ngoài ra, thông tin còn phải bao gồm thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp, hình thức, địa điểm, thời gian dạy thêm, danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh.
Theo đó, khi thực hiện mở trung tâm học thêm thì cần phải đăng ký hoạt động kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền và thực hiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp tương ứng. Vì mở trung tâm dạy kèm là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện, thế nên cần đáp ứng các điều kiện về thành lập doanh nghiệp như sau:
- Điều kiện về ngành nghề.
- Điều kiện về địa điểm.
- Điều kiện về chủ thể khi thành lập trung tâm.
- Điều kiện người đại diện về pháp luật.
- Điều kiện mở trung tâm dạy thêm về cách đặt tên.
- Điều kiện vốn điều lệ, vốn pháp định,…
Những thủ tục mở trung tâm dạy thêm, học thêm mới nhất
Mở trung tâm học thêm là hướng đi tiềm năng, nhưng để hoạt động thuận lợi, bạn cần thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính, pháp lý có liên quan. Ở nội dung dưới đây là những cập nhật chi tiết về thủ tục mở trung tâm dạy thêm, nhằm giúp bạn chuẩn bị nhanh chóng và dễ dàng được cấp phép kinh doanh.
Thủ tục mở trung tâm dạy kèm theo mô hình công ty
Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép mở trung tâm dạy thêm
Căn cứ vào chương IV Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ mở trung tâm dạy học thêm gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh mô hình công ty dạy thêm.
- Điều lệ công ty dạy thêm.
- Danh sách sách thành viên (đối với mô hình công ty TNHH) hoặc danh sách cổ đông (đối với mô hình công ty cổ phần).
- Giấy ủy quyền (đối với trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật của công ty).
- Bản sao công chứng hợp lệ về CCCD/hộ chiếu của những người sau:
- Người đại diện pháp luật của công ty dạy thêm.
- Các thành viên hoặc cổ đông góp vốn mở trung tâm dạy thêm.
- Người được ủy quyền khi nộp hồ sơ (nếu có).
Nộp và chờ xét duyệt hồ sơ
Để nộp hồ sơ, bạn cần đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố, nộp qua đường bưu chính hoặc nộp online qua Cổng thông tin quốc gia. Lúc này, Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh/thành phố nơi mà công ty dạy thêm đặt trụ sở chính sẽ là nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký kinh doanh dạy thêm.
Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trong vòng 3 – 5 ngày làm việc, tính từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố sẽ trả kết quả như sau:
- Nếu hồ sơ hợp lệ: Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty, trung tâm dạy thêm.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản thông báo nội dung sửa đổi và bổ sung.
Thủ tục mở trung tâm dạy thêm tại nhà
Chuẩn bị hồ sơ mở trung tâm học thêm, dạy kèm tại nhà
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập HKD (mở lớp dạy thêm, dạy kèm, gia sư tại nhà), gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị đăng ký hộ kinh doanh lớp dạy thêm.
- Bản sao hợp lệ:
- Hộ chiếu/CCCD chủ kinh doanh hoặc thành viên gia đình.
- Hợp đồng thuê nhà, sổ đỏ hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương.
- Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc mở trung tâm dạy thêm, học thêm.
- Giấy ủy quyền và bản sao hợp lệ của CCCD/hộ chiếu người trực tiếp nộp hồ sơ (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là chủ kinh doanh).
Nộp và chờ xét duyệt hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, bạn cần nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh đến Phòng Kinh tế hoặc Phòng Tài chính – Kế hoạch của UBND quận/huyện tại nơi mở lớp dạy thêm, dạy kèm, gia sư. Ngoài ra, bạn cũng có thể nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trang dịch vụ công của Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố.
Thời gian cấp Giấy chứng nhận kinh doanh mở trung tâm dạy thêm
Trong thời gian 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiến hành:
- Nếu hồ sơ hợp lệ: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh lớp dạy thêm, dạy kèm.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Các trường hợp không được dạy thêm, mở trung tâm dạy kèm
Tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về các trường hợp không được dạy thêm, mở trung tâm dạy kèm được quy định như sau:
- Không tiến hành dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
- Không tiến hành dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp cụ thể như bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao hay rèn luyện kỹ năng sống.
- Các cơ sở giáo dục như đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung có trong chương trình giáo dục phổ thông.
- Với các giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
- Không được tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.
- Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm cho người mới bắt đầu
Bên cạnh việc thắc mắc về cách mở trung tâm dạy thêm cần những điều kiện hay thủ tục gì, bạn cũng nên tham khảo một số kinh nghiệm mở lớp dạy thêm mà Websitehoctructuyen tổng hợp dưới đây, để quá trình mở trung tâm được diễn ra thuận lợi nhất.
Lên ý tưởng thành lập trung tâm dạy thêm
Theo đó, bạn cần lên ý tưởng thành lập trung tâm chi tiết, sát với thực tế và mang tính khả thi cao. Ngoài ra, những ý tưởng này cũng cần phải trả lời được cho các câu hỏi như cách vận hành trung tâm như nào, quản lý trung tâm ra sao, cần đạt được những thành tựu gì để trung tâm phát triển,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần có kế hoạch về nguồn nhân lực, chi phí xây dựng, cơ sở vật chất, các thủ tục, chi phí mở trung tâm dạy thêm,…
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
Đây là một trong những những tiêu chí không nên bỏ qua khi mở trung tâm dạy kèm. Cụ thể, trung tâm phải đảm bảo không gian học tập hiện đại với đầy đủ trang thiết bị dạy học cần thiết như máy chiếu, máy tính, tivi, loa, bàn ghế,… Nếu có thể, bạn nên lựa chọn địa điểm mở trung tâm ở những vị trí thuận lợi, nhằm giúp tiếp cận nhiều học viên và thuận tiện trong quá trình di chuyển.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của nền tảng giáo dục 4.0 thì việc đầu tư vào các mô hình học online là rất cần thiết. Nếu trung tâm muốn mở rộng thêm về mảng này thì bước đầu tiên cần làm là xây dựng trang web riêng. Thiết kế website học trực tuyến chính là cách nhanh nhất giúp trung tâm hay các đơn vị đào tạo đổi mới phương pháp giáo dục mới với nhiều cơ hội và tiềm năng kinh doanh bền vững.
Đối tượng người học hướng tới và nguồn nhân lực trung tâm
Mục đích chính khi mở trung tâm chính là bồi dưỡng thêm kiến thức cho học viên. Chính vì thế, bạn cần xác định rõ đối tượng người học hướng tới ngay từ đầu để có kế hoạch dạy học và tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp.
Theo những kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm thì việc xác định ngay từ đầu về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên là rất quan trọng. Bởi vì, điều này sẽ giúp bạn tìm được đội ngũ nhanh chóng hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng giảng dạy đề ra.
→ Tìm đọc ngay: Phương pháp tìm kiếm học viên
Thống kê chi phí mở trung tâm dạy thêm
Chi phí mở trung tâm dạy thêm cần bỏ ra rất nhiều khoản phí khác nhau. Vì vậy việc thống kê đầy đủ các khoản phí này là cách giúp bộ phận quản lý có thể lên kế hoạch phù hợp với thực tế hơn khi mở trung tâm dạy kèm. Theo đó, các khoản chi cần được thống kê thường là phí thuê mặt bằng, mua sắm thiết bị, thuê nhân viên, chi phí quảng cáo trung tâm,…
Ứng dụng phần mềm quản lý trung tâm
Phần mềm quản lý trung tâm được thiết kế để hỗ trợ quá trình vận hành trung tâm được trơn tru hơn. Với đa dạng các tính năng giúp theo dõi, quản lý toàn bộ các nghiệp vụ tại trung tâm như:
- Tuyển sinh và đăng ký học viên: Cho phép quản lý thông tin học viên, hồ sơ học tập và lịch sử thanh toán học phí.
- Quản lý giáo viên: Giúp quản lý danh sách giáo viên, lịch dạy, bảng chấm công, thống kê hiệu quả giảng dạy trên hệ thống.
- Quản lý nội dung và tài liệu: Cho phép tạo, chia sẻ nội dung và tài liệu học tập qua nhiều kênh khác nhau.
- Quản lý chất lượng và người học: Giúp nâng cao chất lượng giảng dạy qua chức năng như khảo sát ý kiến, gửi thông báo hay xử lý khiếu nại và phản hồi của học viên.
Nhìn chung quá trình mở trung tâm dạy thêm đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ, cơ sở vật chất hay đội ngũ giáo viên để đảm bảo chất lượng giảng dạy. Hy vọng rằng, với những thông tin chi tiết về mà Websitehoctructuyen đã cung cấp về thủ tục, điều kiện mở trung tâm dạy thêm trong bài viết, bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất. Nếu bạn đang có ý định thành lập trung tâm dạy thêm, hãy bắt đầu ngay từ hôm nay với kế hoạch thật chi tiết nhé.