Tôi hoàn toàn không ủng hộ việc các chuyên gia thường xuyên chia sẻ các video hướng dẫn của mình, được đầu tư rất tâm huyết với rất nhiều thời gian bỏ ra và HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
Việc chia sẻ miễn phí thực tế không mang lại lợi ích cho cả 2 bên, nhất là người dạy. Trong khi người dạy không nhận được sự giúp đỡ hợp lý về kinh tế để tiếp tục công việc, người học có thể không biết trân trọng thời gian và tâm huyết của người dạy, dẫn đến không học tập đàng hoàng, không tiếp thu nghiêm túc, ảnh hưởng đến kỹ năng của bản thân người học.
Bán khóa học với một cái giá hợp lý chính là giải pháp trọn vẹn. Các bạn hoàn toàn có thể phát hành một phần nhỏ video miễn phí để đảm bảo chất lượng của khóa học trong mắt học viên.
Ngoài lề một chút là bài viết này của tôi mặc dù miễn phí nhưng tôi hướng tới các bạn, những đối tượng khách hàng tiềm năng. Vậy nên video này của tôi cũng tính là một video thương mại.
Một nguồn thu nhập thụ động hấp dẫn nhưng chỉ dành riêng cho những chuyên gia?
Thực ra, trở thành một giảng viên học trực tuyến không “xa vời” như bạn đang nghĩ:
- Bạn không cần phải là giáo viên, giảng viên chuyên nghiệp. Giảng viên chuyên nghiệp thường được đào tạo ngoại trừ về chuyên môn thì còn có các nghiệp vụ sư phạm khác nhưng dạy học online thì bạn không cần các nghiệp vụ liên quan tới đào tạo là mấy.
- Bạn không cần phải giảng dạy những môn học mang tính chính thống. Có rất nhiều người sẵn sàng mua các khóa học về đàn ghita, đàn cò, nói trước đám đông, MC đám cưới, thanh nhạc để hát karaoke, làm bánh không chuyên, hay thậm chí: chơi game sao cho hay. Đừng xem thường nó, nó là những kiến thức mà ngoài kia còn rất nhiều người hứng thú.
- Bạn không cần nhiều chi phí để bắt đầu, chỉ cần các thiết bị sẵn có mà gần như mỗi người chúng ta đều có rồi. Thế là đủ.
Bạn cần chuẩn bị gì để bắt đầu dạy học online?
Chọn chủ đề mà bạn sẽ giảng dạy
Như tôi đã nói ở trên, bạn cảm thấy mình giỏi về cái gì cứ mạnh dạn bắt đầu giảng dạy với chủ đề đó. Bởi vì người dùng sẽ luôn muốn tìm hiểu về bất cứ thứ gì. Tất nhiên nếu giá bán khóa học hợp lý.
Một số trường hợp tôi đã thấy người giảng viên khá thành công với các chủ đề lạ như:
- Dạy trang trí hồ thủy sinh
- Dạy làm mồi và câu cá
- Dạy nuôi mèo
- Dạy kiến thức thực tế khi đi làm IT helpdesk
- …
Chuẩn bị nội dung cho chủ đề
Quyết định trở thành giảng viên cũng tương đương với chuyện bạn sẽ là một chuyên gia trong mắt các học viên tương lai của mình. Đúng là bạn không cần bằng cấp, hay phải qua đào tạo sâu về chuyên môn, nhưng bạn phải chắc chắn nắm vững kiến thức cơ bản về chủ đề mà bạn sẽ dạy.
Nội dung của bạn cũng cần đảm bảo 2 điều kiện: “Đúng” và “Dùng được”.
Nếu bạn chưa phải là chuyên gia thì bạn nên:
Nghiên cứu nhiều hơn
Bạn cần phải chắt lọc kiến thức từ nhiều nguồn đáng tin cậy, cho dù là bạn phải trả tiền để có được chúng.
Nếu có thể, bạn nên mua các khóa học online cùng chủ đề với mình từ những người có tiếng, từ những chuyên gia hàng đầu, rồi học để trau dồi kỹ năng. Bạn cũng có thể mua sách giấy hay sách điện tử liên quan về học hỏi.
Đưa ra trải nghiệm thật kèm bằng chứng xác thực (nếu có)
Có thể là bạn đã làm điều gì đó rồi, đã gặt hái được thành quả rồi. Giờ thì bạn tổng hợp lại và dạy lại cho các học viên.
Bạn cần đưa ra bằng chứng xác thực như: dạy bán hàng thành công thì đưa doanh số các tháng cho học viên xem; dạy cách chăm sóc khách hàng thì phải cho học viên xem bằng chứng hài lòng của khách hàng bạn có; dạy nấu ăn thì phải trưng ra đồ ăn bạn nấu, chứ không phải mua về từ siêu thị/cửa hàng rồi ghép vô.
Lên bố cục video và soạn giáo án kĩ lưỡng
Dù cho là dạy trực tuyến và không chính thống nhưng không có nghĩa là bạn có thể hứng lên thì thu âm bài 03 và buồn buồn thì làm bài 09 trước được. Bạn cần phải nghĩ tới học viên sẽ rất khó khăn để tiếp cận những kiến thức mà bạn đang truyền tải.
Và nếu như bạn đang giảng dạy một bộ môn không chính thống thì thông thường kiến thức mà các bạn có là góp nhặt từ nhiều nguồn khác nhau, từ các đàn anh/đàn chị, từ các bạn khác, từ trải nghiệm/kinh nghiệm của bản thân nên nó khá hỗn độn và không dễ để học viên có thể tiếp thu nếu bạn không soạn một giáo án kĩ lưỡng.
Và thực ra làm giáo án cũng không phải là một việc kinh khủng như cái tên của nó. Tôi biết rằng nhiều người dường như nghe từ “giáo án” rất kinh dị. Chỉ đơn giản là bài nào dạy trước bài nào dạy sau, khái niệm nào nói trước rồi học tiếp bài mới rồi lại học tiếp một khái niệm mới khác, .v.v…
Ví dụ, bạn có thể sắp xếp theo kiểu điển hình sau đây:
1. Video tiếp thị/Video Sale: Đây là video giới thiệu khóa học để người xem nhận biết khóa học của bạn có phù hợp với người ta không.
2. Video khẳng định: quan điểm, góc nhìn của bạn về chủ đề bạn dạy.
3. Video lý do: nói cho học viên lý do mà học viên nên học khóa học của bạn.
4 – ∞. Các video hướng dẫn cụ thể – bài 1, bài 2, bài 3…
Bạn có thể tùy ý gom hay tách nhỏ các video tùy theo sở thích của bạn, miễn là nó hợp lý và học viên có thể hiểu khi xem.
Chuẩn bị một số tư liệu (hình ảnh, video…) để sử dụng kèm giáo án đó
Điều này thì chắc không có gì quá khó hiểu nên tôi sẽ không nói chi tiết quá. Một khóa học chất lượng luôn đi kèm với các thông tin phụ lục bên lề chất lượng.
Tuy nhiên, việc bạn sẽ làm là thu các video và có thể bạn sẽ sử dụng một vài video đăng miễn phí ở một số kênh khác như YouTube. Vì vậy, bạn cần lưu ý về bản quyền sử dụng hình ảnh, video, âm thanh, tư liệu… Bạn nên nghiên cứu một chút về điều này. Nó sẽ rất có lợi cho bạn trong sự phát triển của đế chế học trực tuyến sau này của bạn.
Một số nguồn lấy video, hình ảnh miễn phí cho bạn dùng làm tư liệu:
Chuẩn bị các thiết bị quay video
Hầu hết các thiết bị quay phim, thu âm, tùy chỉnh video trong ngành video thật sự rất mắc. Nếu muốn bạn có thể sắm một bộ đồ nghề vài tỷ vẫn chưa đủ. Tuy nhiên bạn có thể hoàn toàn chỉ cần khoản vài trăm ngàn đồng Việt Nam cũng đã ổn rồi.
Một cái smartphone hoặc một cái webcam đóng vai trò camera – Giá: 0 đồng vì gần như ai cũng có
Webcam thì tính ra nó hơi xấu một chút nhưng tui cũng đang quay cái video về chủ đề này bằng webcam của Macbook Air và bạn thấy đấy, nó vẫn tạm OK thôi.
Đừng cho rằng chất lượng hình ảnh của video của bạn nhất định phải được ghi từ các máy kỹ thuật số xịn, đời mới. Hãy nhớ, quan trọng vẫn là nội dung của video của bạn mà thôi còn phần hình ảnh thật sự không cần phải tới mức mà bạn đang nghĩ.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều giảng viên hoặc thậm chí vlogger thành công bằng các video quay từ một chiếc iphone 5s cổ lỗ sĩ. Nên nhớ vlog là dạng video giải trí nên hình ảnh rất quan trọng nhưng người dùng vẫn chấp nhận chất lượng hình ảnh được quay từ một chiếc điện thoại hơn 10 năm tuổi thì tại sao học viên của bạn lại không.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể thay thế các video cũ bằng những video mới sau khi bạn đã làm ăn được. Đâu ai cấm việc này.
Một chiếc máy tính trung bình-mạnh – Giá 0 đồng vì đa số ai cũng có
Đúng ra bạn nên cần một cái máy mạnh một chút, nhưng nếu laptop hoặc máy bàn bạn đang sử dụng hơi yếu thì bạn sẽ mất thời gian khi render video (một thuật ngữ tôi sẽ giải thích sau). Người ta mất 15 phút thì bạn mất 2 tiếng cũng không phải là một vấn đề lớn.
Ngoài ra bạn cũng cần một phần mềm cắt tỉa video. Phần lớn công việc edit video của bạn thật ra chỉ là cắt video này một chút, cắt đoạn kia một tí, ghép đoạn này trước đoạn kia, đem đoạn kia ra sau đoạn này. Chỉ thế thôi nên một phần mềm cơ bản là được, tôi sẽ nói chuyên sâu về phần mềm sau.
Thêm nữa: các phần mềm này đa số đều có tính phí và thật ra nó hơi mắc tiền một chút. Nên dù không muốn tôi vẫn khuyên các bạn thôi cứ sài hàng crack tạm. Khi nào bán khóa học có lời rồi thì bạn cũng nên mua ủng hộ nhà phát triển với hạn chế các rủi ro liên quan đến bản quyền.
Một chiếc micro riêng nhỏ – Giá khoảng 100.000 – 300.000 đồng
Thật ra bạn đùng một chiếc headphone của điện thoại kèm theo để nói vào luôn cũng không sao. Tuy nhiên âm thanh trong một video giảng dạy là rất quan trọng nên tôi khuyên các bạn nên mua một chiếc micro như thế này để chất lượng âm thanh được đảm bảo. Và dù sao chi phí của nó cũng không quá mắc.
Bạn đừng nhầm tưởng cái micro này với cái micro của các vlogger khác người ta thu âm tại nhà, thu âm phòng thu, thu âm ngoài trời, thu âm trong đám đông ồn ào… Có những micro khác nhau và bạn thì không cần tới vậy.
Một số phụ kiện khác cũng rất rẻ tiền
Một tấm bảng nếu bạn phải thường xuyên giải thích khái niệm nào đó cần viết ra. Một số giảng viên có thể giải thích bằng cách sử dụng các hình ảnh được biên soạn từ máy tính tuy nhiên nó hơi khó một chút với các bạn ít rành về dựng video. Mà thật ra các bạn viết lên bảng cho nhanh mà hiệu quả mang lại cũng cao hơn nữa.
Một chân đế điện thoại nếu bạn dạy một môn gì đó ngoài trời như thể thao, câu cá…
Điều quan trọng là các bạn cần kiên nhẫn từng chút một
Quay một khóa học hoàn chỉnh khoản 10 – 20 bài sẽ cần rất nhiều thời gian bỏ ra. Có thể tổng số tiếng làm việc có thể lên tới gần 15 giờ cho mỗi video. Có nghĩa là nếu bạn dành ra một ngày 2 tiếng để làm video thì khoản cả tuần lễ bạn mới thu xong một bài. Bạn cần kiên nhẫn với công việc đang làm, thành quả sẽ không phụ bạn.
Định giá cho khóa học
Vậy là sau khi có khóa học rồi, bạn cần đặt giá hợp lý cho mỗi khóa học của mình. Giá của mỗi khóa học phục thuộc vào nhiều yếu tố như: độ phổ biến chủ đề, độ cạnh tranh, điều kiện kinh tế của học viên bạn nhắm đến…
Bạn có thể lên các trang web dạy học trực tuyến của người khác để tham khảo.
Xem thêm: Định giá cho khóa học như thế nào? Khóa học của bạn đáng giá bao nhiêu?
Đăng bán khóa học của bạn
Trên các chợ bán khóa học như Edumall, MyAloha…
Có rất nhiều chợ bán khóa học nơi các giảng viên từ nhiều nơi cùng đăng khóa học của họ với đa dạng danh mục lên đó. Với một vài trong số đó, bạn có thể đăng ký tài khoản, chờ xét duyệt thành giảng viên và tự tiến hành các thao tác đăng video và tạo khóa học. Một số trang khác thì lại cần bạn phải gửi video cho họ để họ đăng giúp bạn chứ bạn không thao tác.
Thuận lợi:
- Không cần tốn thêm bất kì chi phí nào để phát triển website và duy trì hệ thống. Đây là điều quan trọng nhất bạn nên cân nhắc nếu như không dự định đầu tư vào việc bán khóa học. Hoặc bạn không được tự tin lắm với quyết định của mình.
- Chợ có thể sẽ giúp marketing và quảng cáo cho bạn nếu họ nhìn thấy tính thương mại trong khóa học của bạn, và điều này rất dễ mang tên tuổi của bạn tiếp cận nhanh tới các học viên.
- Đơn giản hóa tất cả các khâu còn lại của bạn, giúp tiết kiệm thời gian cho những người không thật sự nhiều thời gian.
Bất lợi:
- Một số chợ có thể sẽ không cho đăng khóa học của bạn vì đơn giản họ nghĩ rằng không phù hợp hoặc có đăng cũng không thu hút được học viên, bán không chạy mà lại tốn lưu trữ. Họ có thể không thật sự nhìn ra tiềm năng của khóa học của bạn, điều này cũng bình thường thôi vì xã hội luôn vận hành như vậy mà. Mỏ vàng của người này đối với người khác chỉ là 1 đụm cát.
- Chợ có thể giúp marketing hoặc chạy quảng cáo cho khóa học của bạn hoặc HOÀN TOÀN KHÔNG, cũng như ý phía trên vậy. Vì họ không đánh giá cao tính thương mại của khóa học của bạn.
- Tất nhiên bạn phải chia % cho chợ và con số này thì cũng không nhỏ lắm.
- Bạn rất nên lưu ý một điều, điều này là về mặt giấy tờ. Hãy xem kĩ các giấy tờ mà họ gửi cho bạn, các điều khoản hợp tác đăng trên website… mọi thông tin bạn đều cần đọc kĩ bởi vì bạn có thể vướng các rắc rối về khâu phân phối. Có thể họ sẽ bắt bạn phải cam kết chỉ bán độc quyền tại chợ này mà không được ở đâu khác.
Tự mình tạo ra một website và các trang Social khác để bán và marketing cho chính mình và khóa học
Với loại website bán khóa học như thế này thì bạn gần như không thể tự mình mày mò ra được vì đại khái nó cũng hơi phức tạp một chút. Và đây cũng chính là lý do mà tôi làm video này. Vì tôi từ Mona Media, chúng tôi vừa release bộ phần mềm website bán khóa học trực tuyến được dựng sẵn và các bạn chính là khách hàng tiềm năng của chúng tôi.
Điều khác biệt lớn nhất tất nhiên là chi phí và thời gian bạn phải bỏ ra, so với đăng lên các chợ.
Thuận lợi:
- Sự tư hữu: cái điều này không thật sự là một điểm lợi lớn nhất với nhiều người nhưng với tôi thì tôi lại thích điều này nhất nên tôi để lên đầu. Bạn cũng hiểu ý tôi muốn nói là gì: sở hữu một thứ gì đó của riêng mình và cảm giác tự mình xây từng viên gạch cho một đế chế trong tương lai cũng khá hấp dẫn.
- Không bị chia % với ai cả. Khi bạn thành công hơn sau này thì con số % đó cũng là một con số khá lớn mà bạn cần cân nhắc, giữa số % lợi nhuận mà bạn có được hàng tháng với số tiền mà bạn phải chi để thiết kế website học trực tuyến, cần có sự tính toán kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
- Không chịu sự quản lý của bất kì bên nào. Không cần sự cho phép để được đăng video của bạn.
- Có thể phát triển thêm một số tính năng hay ho sau này, mở rộng ra nhiều mảng khác nhau dựa trên nền tảng có sẵn. Ví dụ như: mở các lớp offline, bán một số vật phẩm liên quan, bán sản phẩm điện tử (ebook, bản quyền phần mềm, file thiết kế dựng sẵn…) hay phát triển thêm mảng tin tức, phát triển thương hiệu cá nhân trở thành KOL.
Bất lợi:
- Tốn chi phí: Bạn phải bỏ ra một khoản phí nhất định cho việc thiết kế và lập trình ra website ban đầu. Bạn còn phải chi một khoản phí hằng tháng cho server lưu trữ video.
- Tốn thời gian và công sức: Bạn cần phải tự mình quản trị website của mình cũng như thực hiện các giải pháp marketing online, quảng cáo online khác mà tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn ở những video sau.
Chủ động tìm kiếm học viên
Bạn không thể mong cho học viên tự tìm đến bạn để học được. Trừ khi bạn đã là người có tiếng tăm rồi, và chỉ cần kêu gọi nhẹ trên fanpage của mình. Còn nếu bạn là một người mới, bạn cần phải quảng bá mình cho các học viên.
Bạn có thể làm Marketing thông qua tự làm SEO, gửi Email tiếp thị, tạo Fanpage Facebook, chạy quảng cáo Google, quảng cáo Facebook, tạo Landing Page, đăng video giới thiệu lên YouTube…
Nếu bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp thị Marketing Online cho website của mình, bạn đang băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu. Chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn dịch vụ SEO chuyên nghiệp. Việc sử dụng dịch vụ SEO sẽ giúp bạn tối ưu được thời gian và mang lại hiệu quả cao. Một số đơn vị SEO tổng thể cho website uy tin tại Việt Nam được nhắc đến dạo gần đây bạn có thể tham khảo đầu tiên như: MonaSEO, MonaMedia, dvs.vn, Abctech,…
Tổng kết
Bạn thật sự nên cân nhắc về việc bắt đầu một khóa học online, dạy bất kì điều gì bạn thích cho những người cùng chung đam mê với bạn, kiếm được một khoản lợi nhuận thụ động hấp dẫn từ nó, xây dựng bước đầu cho một đế chế… Với lý do gì đi nữa bạn cũng nên thử vì dù sao chi phí bỏ ra ban đầu cũng không quá lớn, chỉ mất thời gian thôi còn kiến thức thì các bạn có sẵn trong đầu rồi.