Giảng dạy lớp học đông học sinh có nghĩa là bạn sẽ được phân công đứng dạy một lớp khoảng 30-40 em. Một số nơi có số lượng học sinh còn đông hơn khoảng 40-70 em và chỉ có 1 trợ giảng. Vậy có cách đứng lớp hiệu quả nào có thể áp dụng hiện nay? Hãy cùng websitehoctructuyen tìm hiểu rõ hơn đề tài thú vị này qua nội dung ngay sau đây.
Tổ chức các hoạt động khởi động đầu giờ học
Khi bạn muốn giảng dạy hiệu quả trong các lớp học có quy mô lớn, bạn cần lên kế hoạch cho các hoạt động khuyến khích học sinh tham gia tích cực, phản hồi chủ động và làm việc nhóm hoặc tham gia vào bài học.
Mấu chốt ở đây là bạn phải khiến học sinh tự suy nghĩ và hành động. Trong trường hợp lớp học có học sinh yếu kém hoặc chậm chạp, bạn hãy lập kế hoạch cho các em đứng dậy và di chuyển quanh xung quanh lớp. Các hoạt động nhanh như vậy có thể giúp tăng cường thời gian học tập của học sinh và nâng cao sự chú ý của các em hơn là ngồi thụ động một chỗ.
Ví dụ: Khi phải giảng dạy lớp học đông học sinh, chẳng hạn sĩ số là 40 học sinh, và để tạo không khí sôi động ngay từ đầu giờ, bạn có thể tổ chức một hoạt động khởi động mang tính tương tác cao như “Trò chơi đố vui“. Học sinh được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm nhận một bảng trắng nhỏ và một cây bút dạ.
Giáo viên lần lượt đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học trước hoặc những thông tin liên quan đến bài học mới. Mỗi nhóm sẽ có 30 giây để viết câu trả lời và giơ bảng lên. Hoạt động này không chỉ giúp học sinh nhớ lại kiến thức cũ mà còn khuyến khích sự tham gia tích cực và sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
Hướng dẫn đi kèm với các nhiệm vụ cụ thể
Thầy cô không nên biến việc hướng dẫn trở thành sự thụ động tiếp thu thông tin của học sinh. Bởi đây là “thời cơ” của bạn để cung cấp cho học sinh những thông tin thiết yếu, giúp các em nắm bắt được các hướng dẫn, từ khóa và yêu cầu học sinh nhắc lại những gì đã học. Cách đứng lớp hiệu quả này sẽ giúp các em duy trì sự tập trung và chuẩn bị tốt hơn cho bài học.
Ví dụ: Trong một lớp học đông với 35 học sinh, khi bắt đầu bài học về phân tích văn bản, bạn có thể giao một nhiệm vụ cụ thể như: “Hãy đọc đoạn văn trong 5 phút và tìm ra 3 ý chính quan trọng nhất“. Giáo viên sẽ chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 học sinh và yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về ý chính họ đã tìm ra.
Bạn có thể đi xung quanh lớp, lắng nghe các cuộc thảo luận và hướng dẫn khi cần thiết, giúp các nhóm xác định đúng ý chính. Sau khi thảo luận xong, mỗi nhóm sẽ trình bày ý kiến của mình trước lớp và giáo viên sẽ giải thích thêm về những điểm cần chú ý. Cách làm này không chỉ giúp học sinh tập trung vào nhiệm vụ cụ thể mà còn phát triển kỹ năng làm việc nhóm và tư duy phân tích.
Tiến hành hoạt động thực hành cho cả lớp
Hoạt động thực hành đầu tiên nên tiến hành cho toàn bộ lớp học để học sinh nắm được ý tưởng chung về mục tiêu hoạt động, dụng cụ học tập cần chuẩn bị và lắng nghe hướng dẫn của giáo viên.
Sau đó, các hoạt động thực hành tiếp theo có thể được thực hiện cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ. Tuy nhiên, một thách thức không nhỏ đối với giáo viên trong chiến thuật này khi giảng dạy lớp học đông học sinh là việc quản lý quá trình làm việc độc lập của học sinh.
Bởi thầy cô không thể có mặt ở mọi nơi cùng lúc để hỗ trợ mọi nhóm hay mọi cá nhân. Vì thế, bạn hãy đi lại trong lớp khi học sinh thực hành để đảm bảo rằng các em đang tập trung vào hoạt động, giải đáp câu hỏi và sửa chữa lỗi sai của các em.
Sau khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ, giáo viên có thể kiểm tra mức độ hiểu biết và mời những học sinh ít nói, trầm lặng hoặc nhút nhát chia sẻ trước. Những em này thường thiếu tự tin và cần thêm sự hỗ trợ, động viên từ giáo viên.
-> Tham khảo ngay: Xu hướng và cách ứng dụng Gamification trong giáo dục hiện nay
Chú trọng các hoạt động thực hành nhóm
Để thực hiện một bài giảng thành công, giáo viên cần thiết kế các hoạt động giảng dạy hiệu quả thông qua thực hành nhóm và tạo ra sản phẩm cụ thể. Quan trọng là khi học sinh làm việc nhóm, các em có thể tương tác, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Trong khi đó giáo viên có thể hỗ trợ theo nhóm thay vì cá nhân.
Tương tự như các hoạt động thực hành trước đó, bạn có thể động viên học sinh trình bày thành quả của mình trước lớp. Điều này giúp giáo viên có cơ hội phản hồi kết quả cá nhân và học sinh sẽ nhận ra những điểm mạnh, yếu của mình. Đồng thời, giáo viên cũng nên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi khi các em cảm thấy chưa chắc chắn bất cứ điều gì.
Thực tế, nhiều học sinh thường e ngại khi đặt câu hỏi. Nhưng nếu bạn tạo ra được một môi trường học tập cởi mở, thân thiện và mang tính xây dựng, thì các em sẽ cảm thấy tự tin hơn nhiều.
Tổ chức hoạt động củng cố thú vị vào cuối buổi học
Hoạt động củng cố cuối giờ cũng giống như hoạt động khởi động đầu giờ, đều là chiến thuật giảng dạy trong các lớp học hiệu quả. Theo đó, các hoạt động này cần phải thu hút học sinh và được tiến hành nhanh chóng để giáo viên có thể kết thúc buổi học với một không khí tích cực. Đồng thời giúp học sinh ôn lại những gì đã học sau 1 ngày.
Đây là lúc bạn có thể mời những học sinh chưa phát biểu trong buổi học để xem các em có theo kịp không. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm lý tưởng để đánh giá cách học sinh có tư duy, làm việc nhóm và xác nhận lại các mục tiêu giảng dạy bạn đã đề ra lúc đầu.
Như vậy, mặc dù việc quản lý lớp học và duy trì kỷ luật khi giảng dạy lớp học đông học sinh có thể gặp nhiều khó khăn. Nhưng điều này cũng mang lại những lợi thế trong việc triển khai các hoạt động thú vị mà lớp học quy mô nhỏ không thể thực hiện được. Hy vọng bạn có thể áp dụng các chiến thuật giảng dạy trong các lớp học đông học sinh trên vào lớp học của mình. Chúc các bạn thành công.
-> Có thể bạn muốn xem thêm: